Mọi người có suy nghĩ như thế nào khi nhắc đến bệnh viện? Đối với nhiều người, bệnh viên là tòa nhà lạnh lẽo với ánh đèn và không khí vô trùng mà không ai muốn đến hoặc một cách miễn cưỡng. Nhưng khi thiết kế bệnh viện lấy bệnh nhân làm trung tâm sẽ tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách và nhân viên.
Ngày nay, các kiến trúc sư trên toàn thế giới nghiên cứu áp dụng kiến thức sức khỏe vào kiến trúc bệnh viện. Họ mong muốn biến chúng thành không gian chữa bệnh cũng như giảm bớt những trải nghiệm tiêu cực và căng thẳng khi đến thăm bệnh viện.
Dưới đây là 15 kiến trúc bệnh viện quốc tế đang thay đổi thiết kế để trở thành cơ sở chăm sóc sức khỏe chất lượng cao:
1. Trung tâm Nghiên cứu Bệnh hiếm gặp ở Trẻ em Zayed, Vương quốc Anh (2019) | Kiến trúc bệnh viện
(The Zayed Centre for Research into Rare Disease in Children, United Kingdom (2019) | Hospital Architecture)
Trung tâm do Stanton Williams thiết kế, và là trung tâm đầu tiên trên thế giới được xây dựng dành riêng cho nghiên cứu các bệnh hiếm gặp ở trẻ. Trung tâm có không gian nghiên cứu , thí nghiệm và khám bệnh ngoại trú cho trẻ.
Thiết kế tòa nhà là sự tôn vinh những cống hiến lớn lao của các bác sĩ lâm sàng. Mặt tiền của trung tâm hoàn toàn bằng kính kết hợp với gạch gió từ đất nung. Điều này tạo sự thông thoáng và tương tác giữa môi trường bên trong và bên ngoài.
Nội thất được thiết kế bằng bê tông và gỗ sồi châu Âu tạo nên bầu không khí ‘phi lâm sàng’ – thân thuộc gần gũi như đang ở nhà. Trong quá trình thiết kế nội thất bệnh viện, nhà thiết kế quan tâm lớn đến vật liệu và ánh sáng nên trần nhà cũng sử dụng kính tạo không gian mở.
2. Bệnh viện Nhi đồng New Lady Cilento, Úc (2014) | Tòa nhà bệnh viện
(New Lady Cilento Children’s Hospital, Australia (2014) | Hospital Buildings)
Bệnh viện Nhi đồng New Lady Cilento được thiết kế bởi Lyons và Conrad Gargett là bệnh viện chuyên khoa nhi cấp 12. Bệnh viện này được thiết kế theo phương pháp ‘salutogen’ – kết hợp các chiến lược thiết kế trực tiếp hỗ trợ sức khỏe của bệnh nhân. Việc lập kế hoạch dựa trên khái niệm “living tree”.
Không gian bên trong thoáng khi thiết kế trần cao. Khi đến bệnh viện, mọi người sẽ thấy kiến trúc bệnh viện có cấu trúc như trái tim. Cổng vào đặt ở giữa từ đó rẽ ra 2 bên, chính là 2 tâm nhĩ. Từ cửa vào bệnh viện, người bệnh có thể hướng tầm nhìn ra toàn thành phố. Người bệnh sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi có sự kết hợp giữa màu xanh của cây là và màu tím của loài hoa giấy bản địa.
3. Bệnh viện Bendigo, Úc (2017) | Nhà thiết kế bệnh viện
(Bendigo Hospital, Australia (2017) | Hospital Designers)
Hai kiến trúc sư Silver Thomas Hanley và Bates Smart đã thiết kế bệnh viện – bệnh viện hiện đại và lớn nhất khu vực Victoria. Thiết kế tòa nhà được lấy cảm hứng từ kiến trúc bản địa và môi trường tự nhiên của các cộng đồng xung quanh với mục đích thúc đẩy sức khỏe của bệnh nhân và nhân viên.
Khu vườn kiểng, sân vườn, mái tre xanh và ban công tạo ra một môi trường nội bộ yên tĩnh. Việc sử dụng gỗ mang lại sự ấm áp cho bệnh viện.
Trần nhà bằng gỗ nhưng có khoảng trống để lắp kính cung cấp ánh sáng mặt trời. Bên cạnh đó, mặt tiền tòa nhà bằng kính phản chiếu cung cấp tầm nhìn ra bên ngoài và lượng lớn ánh sáng mặt trời.
4. Bệnh viện Cabrini Malvern, Gandel Wing, Úc (2019)
(The Gandel Wing, Cabrini Malvern Hospital, Australia (2019))
Công trình 7 tầng Gandel Wing là tòa nhà bổ sung cho Bệnh viện Cabrini Malvern được xây dựng với phương pháp thiết kế cải thiện trải nghiệm và nâng cao sức khỏe của bệnh nhân. Mặt tiền bên ngoài bằng đất nung có rãnh tự nhiên giúp bệnh nhân có thể ngắm nhìn thiên nhiên bên ngoài, nhưng cũng tạo sự riêng tư với các tòa nhà dân cư gần đó.
Không gian bệnh viện đón ánh sáng tự nhiên dịu nhẹ và cũng kết nối trực quan với các tòa nhà xây dựng xung quanh. Sự kết hợp của bảng màu vật liệu gỗ và màu trắng trong nội thất, ánh sáng tự nhiên và nhân tạo xung quanh tạo nên một môi trường yên bình trong bệnh viện.
5. Bệnh viện Haraldsplass, Na Uy (2018) | Kiến trúc bệnh viện
(Haraldsplass Hospital, Norway (2018) | Hospital Architecture)
Tòa nhà mới của Bệnh viện Haraldsplass do C. F. Møller Architects thiết kế, nằm giữa núi Ulriken và sông Møllendalselven. Mặt tiền bằng gỗ sồi ốp bê tông sợi trắng kết nối trực quan bệnh viện với các tòa nhà xung quanh và cũng tạo ra một lối vào chào đón du khách.
Trái ngược với thiết kế truyền thống của bệnh viện, bệnh viện thiết kế hành lang dài. Thay vào đó, các phòng được phân bố xung quanh hai giếng trời lớn mang lại nhiều ánh sáng vào ban ngày.
6. Bệnh viện Adamant, Pháp (2019)
(Adamant Hospital, France (2019))
Được thiết kế bởi Seine Design, bệnh viện tâm thần này nằm cạnh dòng sông. Bệnh viện bao gồm các phòng trị liệu và văn phòng nhân viên. Các điều kiện thời tiết như mưa, nắng hoặc gió trở thành những trải nghiệm thú vị trong bệnh viện.
Các cửa chớp bằng gỗ có thể thay đổi để kiểm soát ánh sáng ban ngày và cho phép bệnh nhân ngắm nhìn dòng sông và môi trường xung quanh, mang lại một môi trường bên trong thoải mái và yên bình.
7. Bệnh viện Rigshospitalet North Wing, Đan Mạch (2020) | Thiết kế bệnh viện
(Rigshospitalet Hospital North Wing, Denmark (2020) | Hospital Design)
Được thiết kế bởi 3XN và LINK Arkitektur, North Wing là tòa nhà 7 tầng mở rộng của bệnh viện. Tòa nhà được thiết kế theo các cấu trúc chữ V gấp lại nằm ngay trên tuyến đường huyết mạch, thiết kế của nó được lấy cảm hứng từ các đường biểu đồ tâm đồ.
Sức khỏe của bệnh nhân là trọng tâm của thiết kế – mặt tiền và trần nhà bằng kính mang lại lượng lớn ánh sáng ban ngày, mang lại tính thẩm mỹ cao và sức sống. Môi trường xanh xung quanh tạo sự yên bình cho bệnh nhân và mặt tiền tràn ngập ánh sáng đá và thủy tinh cung cấp một diện mạo chào đón.
8. Bệnh viện Umeda, Nhật Bản (2015) | Umeda Hospital, Japan (2015)
Kengo Kuma & Associates kiến trúc sư chuyên thiết kế bệnh viện phụ sản và nhi khoa đã lên ý tưởng cho bệnh viện Umeda. Mặt tiền 4 tầng của bệnh viện được thay thế bằng tấm thép chữ L 5 tầng. Mặt tiền tầng 1 sử dụng vật liệu gỗ để ốp, kết hợp với mái thép dốc hình thang tạo vỉa hè cho người đi bộ.
Nội thất sử dụng gỗ tuyết tùng lát sàn, tường và trần để tạo ra một môi trường ấm áp và thoải mái cho bệnh nhân. Các biển báo được in trên vải treo trên các cột, làm tăng thêm sự mềm mại cho nội thất.
9. Bệnh viện nhi EKH, Thái Lan (2019) | Tòa nhà bệnh viện
(EKH Children Hospital, Thailand (2019) | Hospital Buildings)
Thiết kế mới của bệnh viện Nhi EKH đã làm giảm sự khó chịu cho trẻ em. Mặt tiền của bệnh viện sử dụng chất liệu kim loại có lỗ hình động vật.
Các kiến trúc sư đã sử dụng nhiều yếu tố khác nhau để tạo ra một môi trường thân thiện cho trẻ em – không gian màu nhạt, ánh sáng đèn nhẹ nhàng, nội thất với đường nét cong được sử dụng làm ngôn ngữ thiết kế ở cửa ra vào. Bệnh viện trang bị cầu trượt khổng lồ trong nhà.
10. Bệnh viện Đa khoa Niger, Niger (2016) | Kiến trúc bệnh viện
(General Hospital of Niger, Niger (2016) | Hospital Architecture)
Bệnh viện Đa khoa Niger được thiết kế bởi Viện thiết kế kiến trúc CITIC (CADI) có cấu trúc chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt của Niger, quốc gia có 80% diện tích đất được bao phủ bởi sa mạc Sahara. Nền kinh tế, văn hóa và môi trường địa phương cũng đã ảnh hưởng đến thiết kế để làm cho nó có chi phí thấp, chất lượng tốt và bền.
Các tòa nhà được phân tách theo bộ phận hoặc chức năng, nhưng có điểm hội tụ vào một sân vườn ở chính giữa. Giữa các tòa nhà được kết nối bằng lối đi có mái che. Cửa sổ có tấm che nắng và bên ngoài sử dụng vật liệu jali chống nắng. Các lớp cách nhiệt làm bằng tấm bê tông đúc sẵn trên mái nhà làm giảm sự truyền nhiệt. Tường ngoại thất theo phong cách ‘Tyrol’ – là phương pháp xây dựng truyền thống của địa phương.
Theo Rethinking the future