preloader image

Làm thế nào để thiết kế bệnh viện tốt hơn? Bắt đầu từ việc cải thiện nguồn sáng

Trong xu hướng thiết kế bệnh viện lấy bệnh nhân làm trung tâm tập trung vào việc tạo ra môi trường càng thoải mái càng dễ chịu.

Ngày nay các kiến trúc sư và các nhà thiết kế bệnh viện đang cố gắng tìm cách làm cho các bệnh viện trở nên thoải mái hơn với hy vọng rằng tạo ra một không gian thoải mái sẽ giúp bệnh nhân phục hồi tốt hơn. Nhưng việc xây dựng không gian chữa bệnh tốt cũng đòi hỏi sự đồng cảm trong quá trình tổng hợp dữ liệu.

Phát biểu của giáo sư Annmarie Adams đại học McGill – người nghiên cứu về lịch sử kiến trúc bệnh viện cho biết: “Một phần tốt nhất trong việc chăm sóc là giữ cho mọi người bình tĩnh, tạo cho họ một không gian riêng – nghe có vẻ phù phiếm nhưng điều này thật sự quan trọng”.

Vào thế kỷ 19, y tá nổi tiếng Florence Nightingale đã phổ biến kế hoạch bố trí không gian, trong đó có các khu: phòng lớn với các dãy giường dài, cửa sổ lớn, nhiều cửa thông gió và nhiều ánh sáng tự nhiên. Các bệnh viện hiện tại không cung cấp cho bệnh nhân nhiều sự riêng tư, không gian riêng tư rất khó tìm thấy ở những thành phố ngày càng đông đúc. Càng nhiều y tá và bác sĩ hoạt động trong bệnh viện phải di chuyển giữa các hành lang.

Trong thế kỷ tiếp theo, các thiết kế ít tập trung vào ánh sáng tự nhiên, ưu tiên các không gian vô trùng nhằm hạn chế sự lây lan của vi trùng. Sau thế chiến thứ nhất, tiêu chuẩn mới là tập hợp các phòng bệnh nhân xung quanh trạm y tá. Những thiết kế này dễ dàng hơn đối với các y tá, họ không còn phải đi bộ qua các hành lang dài. Họ vẫn giữ lại một số tiêu chuẩn của các cơ sở điều trị nội trú kiểu cũ như các nhà điều dưỡng nơi bệnh nhân sẽ điều dưỡng trong thời gian dài; cả hai đều bắt chước mô hình khách sạn sang trọng với hành lang được bố trí công phu và đồ ăn ngon, các biện pháp này nhằm thuyết phục những người thuộc tầng lớp trung lưu rằng “họ ở bệnh viện sẽ tốt hơn ở nhà khi ốm nặng”. Adams viết trong một bài báo năm 2016 về kiến trúc bệnh viện trong tạp chí hiệp hội y khoa Canada, cô lập luận rằng thiết kế này nhằm mang lại niềm tin cho mọi người vào tổ chức: “Một công cụ thuyết phục hơn là chữa bệnh”.

Vào cuối những năm 1940-1950 các bệnh viện đã thay đổi một lần nữa, họ thiết kế bệnh viện giống như những tòa nhà văn phòng không rườm rà hoặc nhiều tính năng nhằm cải thiện trải nghiệm khi ở đó. Jessie Reich giám đốc trải nghiệm bệnh nhân và các chương trình đặc biệt của bệnh viện đại học Pennsylvania cho biết: “Nó thực sự được thiết kế để hoạt động và hiệu quả. Cô chỉ ra rằng nhiều phòng trong số này không có cửa sổ”.

Vào giữa thế kỷ 20, bệnh viện đã trở nên trái ngược với những gì Florence Nightingale đã hình dung, nhiều tòa nhà trong số đó hoặc được mô phỏng theo vẫn được sử dụng đến ngày nay. Sean Scensor hiệu trưởng của Safdie Architects – một công ty gần đây đã thiết kế một bệnh viện ở Cartegena, Columbia cho biết: “Bệnh viện điển hình được thiết kế như một cỗ máy để cung cấp dịch vụ chăm sóc nhưng không phải là nơi chữa bệnh. Tôi nghĩ rằng việc này thiếu sự đồng cảm với con người với tư cách là con người”.

Mặc dù Nightngale đã hoạt động phần lớn dựa trên bằng chứng chứng minh rằng ánh sáng và thông gió là điều quan trọng, cô ấy đã đúng nhưng phải mất hơn một thế kỷ để các nhà khoa học thu thập dữ liệu xác nhận điều này. Ví dụ, một nghiên cứu quan trọng trong năm 1984 được công bố trên Science đã theo dõi các bệnh nhân sau khi phẫu thuật cắt túi mật. Kết quả cho thấy 25 bệnh nhân có phòng nhìn ra cây xanh có thời gian nằm viện ngắn hơn và ít uống thuốc giảm đau hơn 23 bệnh nhân có cửa sổ đối diện các bức tường gạch.

An exterior view of the Centro Hospitalario Serena del Mar in Cartagena, Columbia. PHOTOGRAPH: IVAN ORTIZ/SAFDIE ARCHITECTS

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng việc tiếp xúc với thiên nhiên và ánh sáng tự nhiên có thể làm giảm cơn đau. Việc tiếp xúc với ánh sáng bên ngoài cũng có thể làm giảm căng thẳng. Một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên tạp chí Frontiers in Psychology đã theo dõi một nhóm 36 cư dân thành phố trong 8 tuần và kiểm tra nước bọt của họ để tìm ra dấu ấn sinh học bao gồm cả hormone căng thẳng cortisol. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chỉ sau 20 phút ở bên ngoài đã làm giảm mức cortisol của mọi người hơn 20%. Một nghiên cứu khác năm 2019 cho thấy việc nghỉ giải lao thường xuyên trong các khu vườn ngoài trời giúp giảm bớt căng thẳng cho bệnh nhân ICU và gia đình của họ.

A foyer at the Centro Hospitalario Serena del Mar. PHOTOGRAPH: IVAN ORTIZ/SAFDIE ARCHITECTS

“Môi trường xung quanh ảnh hưởng đến các giác quan của chúng ta” – Rana Zadeh, giám đốc, đồng sáng lập phòng thí nghiệm sáng tạo, thiết kế y tế đại học Cornell cho biết: “Môi trường không gian ảnh hưởng đến cách chúng ta có thể di chuyển và lưu thông. Đây là môi trường quan trọng trong môi trường chăm sóc sức khỏe”.

Điều này cũng đúng với các cơ sở tâm thần, nơi thiết kế có thể giúp giảm căng thẳng bằng cách giảm sự xúc động và tiếng ồn, đồng thời tăng cường không gian cây xanh tại các khu vườn và ánh sáng tự nhiên. Trong một nghiên cứu 2018 được công bố trên tạp chí Tâm Lý Môi Trường, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng một bệnh viện Thụy Điển sử dụng các biện pháp can thiệp dựa trên thiết kế đó đã giảm bớt sự hung hăng của bệnh nhân.

Adams cho biết, đầu những năm 1980 các nhà thiết kế bệnh viện bắt đầu chuyển hướng từ việc đánh giá mức độ hiệu quả của các tòa nhà thiết kế theo hướng văn phòng mà quay trở lại tập trung vào ánh sáng, không gian mở và các trải nghiệm tích cực của bệnh nhân. Ngày nay, nhiều toà nhà lớn nằm ngay trung tâm, tương tự như ở trung tâm thương mại hoặc sân bay. Adams nói rằng vì kiến trúc đó quán quen thuộc, nó làm cho bệnh viện bớt đáng sợ hơn, điều này khiến cơ sở chăm sóc y tế bình thường hơn.

An atrium at the Penn Pavilion, showing Decoding the Tree of Life, a sculpture by Maya Lin. PHOTOGRAPH: DAN SCHWALM/PENNFIRST

Bệnh viện của Đại học Pennsylvania là một trong những ví dụ gần đây nhất của xu hướng thiết kế lấy bệnh nhân làm trung tâm. Vào tháng 10, họ đã mở một gian hàng mới để chứa khoa cấp cứu và chăm sóc bệnh nhân nội trú cho các khoa tim mạch, thần kinh, phẫu thuật thần kinh, ung thư và cấp ghép. Reich, một trong nhiều bệnh nhân bệnh viện đã làm việc với kiến trúc sư để hoàn thiện thiết kế, cho biết: “Một trong những điều chúng tôi biết là giấc ngủ thực sự rất quan trọng đối với việc chữa bệnh”.

Vì vậy, tòa nhà hơn 500 phòng mới sử dụng thiết kế “onstage/offstage” để giảm thiểu tiếng ồn và sự gián đoạn. Việc tách biệt hai bên sẽ làm giảm tiếng ồn và mang đến cho nhân viên nhiều không gian riêng tư hơn. Mỗi chuyên khoa điều dưỡng hiện được đặt trên cùng một tầng, giúp điều dưỡng viên dễ dàng phối hợp chăm sóc thay vì phải di chuyển giữa các tầng để tư vấn bệnh nhân.

Penn Pavilion patient room PHOTOGRAPH: DAN SCHWALM/PENNFIRST

Mỗi phòng cũng có một cửa sổ lớn, cái mà Reich nói sẽ thúc đẩy nhịp sinh học của bệnh nhân hoặc hỗ trợ giấc ngủ. Việc này cũng ngăn ngừa các biến chứng như mê sản bằng cách cho bệnh nhân kết nối với thế giới bên ngoài giúp bệnh nhân định hướng về thời gian và không gian.

Nhưng không phải hầu hết tất cả các ý tưởng thiết kế đều mang đến hiệu quả tốt. Khi bắt đầu thiết kế bệnh viện mới Centro Hospitalario Serena del Mar tại Cartagena, các kiến trúc sư nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu bệnh nhân có thể mở cửa sổ để hít thở không khí trong lành. Nhưng trong thực tế rất khó để thực hiện, bụi có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng hoặc độ ẩm có thể gây hại đến sức khỏe bệnh nhân. Thay vào đó, công ty lựa chọn những cửa sổ lớn nhưng kín, ưu tiên cây xanh, không gian dễ dàng di chuyển hơn.

Scensor chỉ ra rằng khi mọi người vào bệnh viện họ thường cảm thấy lo lắng và bối rối. Điều chỉnh màu sắc hoặc sử dụng các vật liệu khác nhau để phân biệt các phòng ban giúp bệnh nhân tìm đường dễ dàng hơn. Safdie Architects cũng thiết kế khu vườn bên trong giúp định hướng mọi người trong tòa nhà đồng thời mang lại cảm giác yên tĩnh, đồng thời giảm độ chói bằng cách sử dụng đèn gián tiếp ít gay gắt hơn đèn huỳnh quang trên cao. Scensor nói “Việc này giúp bệnh nhân cảm thấy được chăm sóc và tôn trọng.”

Nhưng có một vấn đề, Adams nói rằng: “nếu chỉ cung cấp không gian mở và không gian xanh không phải là cách chữa trị”. Mọi người phản ứng không gian chung theo nhiều cách khác nhau. Trong một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên tạp chí khoa học xã hội và y học, cô đã xem xét phản ứng của trẻ em và phụ huynh tại bệnh viện trẻ em ở Toronto. Một số gia đình yêu thích không gian này, nhưng một số lại không.

Giải pháp tốt nhất theo cô ấy nghĩ vẫn là sự đa dạng, ngay cả khi không gian thoáng mát giúp được nhiều bệnh nhân, bệnh viện nên cung cấp các lựa chọn: không gian nơi trẻ em có thể chạy và gây ồn ào, không gian riêng cho các gia đình có thể tụ tập và là nơi mọi người có thể nhận thấy được sự yên tĩnh và riêng tư.

_______

Cát Mộc Healthcare Design CHD hàng đầu tại Việt Nam chuyên về lĩnh vực thiết kế bệnh viện, thiết kế kiến trúc Y tế.

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ BÁO GIÁ CHI TIẾT

 

Cát Mộc Healthcare Design

Địa chỉ: 436B/6 Ba Tháng Hai, P.12, Q.10, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam.

[H]: 1900 75 75 76

[M]: 0966 68 04 68

Phản ánh chất lượng phục vụ: 0966 68 04 68

Fanpage: Thiết Kế Bệnh Viện

_________

Tham khảo: wired.com

BÀI VIẾT GẦN ĐÂY

Cát Mộc Healthcare Design (CHD) - Thương hiệu chuyên nghiên cứu và thiết kế các công trình bệnh viện, phòng khám và trung tâm y tế tại Việt Nam

BÁO GIÁ TƯ VẤN THIẾT KẾ