Thiết kế không gian sảnh chờ Bệnh viện

Thiết kế không gian sảnh chờ Bệnh viện

Thiết kế không gian sảnh chờ Bệnh viện

Khi ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe tiếp tục hướng tới việc chú trọng vào chất lượng dịch vụ với bệnh nhân là người tiêu dùng, nhiều cơ sở đang trùng tu các không gian khám chữa bệnh để nâng cao trải nghiệm của bệnh nhân bao gồm việc sửa đổi không gian sảnh chờ bệnh viện và không gian chuyển tiếp giữa các khu vực.

VẤN ĐỀ CỦA CÁC PHÒNG CHỜ CHĂM SÓC SỨC KHỎE HIỆN TẠI

Hầu hết mọi người đều dành thời gian đến cơ sở chăm sóc sức khỏe, dù là bệnh nhân hay người chăm sóc đều phải trải nghiệm cảm giác chờ đợi ngoài hàng chờ. Việc bố trí các không gian kín thiếu ánh sáng, trang trí đơn điệu, không đảm bảo sự riêng tư gây mất thoải mái cho người sử dụng dịch vụ. Mặc dù các nhân viên y tế luôn mong muốn giải tỏa hoặc giảm bớt các căng thẳng cho bệnh nhân nhưng kiến trúc thiết kế hiện tại không thật sự dễ dàng để làm điều đó.

Thiết kế không gian sảnh chờ Bệnh viện đa khoa Hồng Hưng

Ở một vai trò khác, không gian chờ cung cấp một vị trí để nghỉ ngơi, giải tỏa căng thẳng – đây được xem là một phần trong quá trình trải nghiệm dịch vụ chăm sóc khách hàng. Các không gian hiện nay đa phần gây cảm giác khó chịu, thiếu sự riêng tư và yên tĩnh.

3 VẤN ĐỀ CHUNG HIỆN NAY TRONG VIỆC THIẾT KẾ KIẾN TRÚC KHÔNG GIAN SẢNH CHỜ

Để khám phá mối liên hệ giữa thiết kế phòng chờ và gia tăng trải nghiệm của bệnh nhân, các nhà nghiên cứu đã hợp tác với các trung tâm y tế học thuật lớn ở đông nam Hoa Kỳ để kiểm tra hành vi của bệnh nhân và gia đình trong các phòng chờ chăm sóc sức khỏe. Cụ thể, họ đã tìm ra một số cách sau:

  • Xác định hành vi lựa chọn chỗ ngồi của mỗi cá nhân, mô hình phân nhóm và quy mô gia đình.
  • Phân tích mối liên hệ giữa môi trường và trải nghiệm của bệnh nhân.
  • Hiểu rõ nhu cầu và mong đợi của bệnh nhân và gia đình để có thể điều chỉnh kiến trúc và quy trình sao cho phù hợp.

Sau năm ngày khảo sát và ghi lại hơn 75 behavior maps (sơ đồ mô tả chi tiết hành vi chọn chỗ ngồi), các nhà nghiên cứu đã chỉ ra ba thiếu sót cực kỳ phổ biến như sau:

  • Quá ít chỗ ngồi ở các quầy chờ thông tin như lễ tân, phòng chờ.
  • Không đủ không gian chứa đồ đạc cá nhân.
  • Không đảm bảo sự riêng tư, thiếu không gian ngồi dành cho gia đình hoặc nhóm.

Ngoài ra các nhà nghiên cứu cũng lưu ý ⅓ chỗ ngồi được đặt đối diện với cửa sổ, điều này đã hạn chế tầm nhìn giữa các không gian với nhau. Dựa vào các quan sát, bệnh nhân rất thích đọc thêm các nguồn thông tin trong lúc chờ do đó họ thường xuyên lựa chọn vị trí có thông tin để ngồi. Ngoài ra, 20% số ghế trong phòng chờ sử dụng để vật dụng cá nhân, cần bổ xung diện tích để gia tăng không gian để các vật dụng này.

CẢI THIỆN KHÔNG GIAN PHÒNG CHỜ

Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận các phương thức chuyển đổi những không gian đơn điệu, buồn tẻ thành những không gian hiện đại và tiện lợi hơn – giai đoạn thứ hai của nghiên cứu. Ngoài việc cung cấp nội thất mới, các cách bố trí cần cải thiện có thể là:

  • Ghế ngồi và tay nắm rộng hơn để ngăn cách với người lạ và có nhiều chỗ hơn cho đồ đạc cá nhân.
  • Chỗ ngồi được thiết kế riêng cho các nhóm hoặc gia đình (nếu có).
  • Không gian uống cà phê thư giãn.
  • Thêm chỗ ngồi có tầm nhìn rộng, dễ quan sát các nguồn thông tin và hướng ra cửa sổ bên ngoài.
  • Bổ xung ổ cắm hoặc tích hợp vào chỗ ngồi để dễ dàng sạc khi cần thiết.
  • Các bảng hướng dẫn nổi hỗ trợ tương tác.
  • Các bề mặt có thể lau chùi một cách dễ dàng để đảm bảo vệ sinh.

ĐÁNH GIÁ PHẢN HỒI – 4 NGUYÊN TẮC

Ở giai đoạn tìm hiểu các nhà nghiên cứu đã xác định bốn nguyên tắc ảnh hưởng trực tiếp đến thiết kế chăm sóc sức khỏe khi các bệnh viện và hệ thống y tế bắt đầu suy nghĩ lại về cách tiếp cận bệnh cận bệnh nhân của họ thông qua các không gian chờ:

  • Cân bằng tầm nhìn giữa các không gian.
  • Cân bằng mật độ trong việc sắp xếp chỗ ngồi.
  • Tạo ra sự lựa chọn trong việc ngồi chung hoặc ngồi riêng.
  • Chú ý đến việc đảm bảo vệ sinh.

Khi so sánh kết quả giữa trước và sau khi thực hiện những thay đổi đơn giản, các nghiên cứu này tạo ra một kết quả tích cực:

Theo kết quả nghiên cứu, những phòng chờ phù hợp giúp gia tăng mức độ hài lòng của người sử dụng được đánh giá thông qua: mức độ thoải mái; tính tiện nghi; đảm bảo sự riêng tư và có không gian cho đồ đạc.

Như trường hợp không gian chờ ở Mỹ, không gian chờ trước khi chuyển đổi đang gặp rất nhiều vấn đề, các kiến trúc này không hỗ trợ các nhu cầu cơ bản của bệnh nhân và người nhà của họ, thiếu sự riêng tư và tách biệt về không gian. Sau khi áp dụng các thiết kế kiến trúc mới cho thấy rằng việc chuyển đổi không gian có thể cung cấp sự thoải mái cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Mức độ sạch sẽ của không gian ngồi được cải thiện.

Cuối cùng, kết quả nghiên cứu cho thấy một kết quả tốt như những gì họ mong đợi: bệnh nhân thích thiết kế phòng chờ mới hơn so với ban đầu thông qua những phản hồi tích cực:

  • Cải thiện mức độ thoải mái
  • Tiện lợi cho các hoạt động như làm việc, nghỉ ngơi…
  • Cải thiện không gian cho đồ đạc cá nhân
  • Các ổ cắm điện tiện lợi, dễ dàng tiếp cận để sử dụng
  • Quyền riêng tư được đảm bảo
  • Mức độ sạch sẽ được cải thiện đáng kể

CHÚNG TA RÚT RA ĐƯỢC GÌ Ở BÀI VIẾT NÀY

Các tổ chức chăm sóc sức khỏe muốn cải thiện trải nghiệm của bệnh nhân trong cơ sở của họ, nên thiết kế các phòng chờ chăm sóc sức khỏe phù hợp với nhiều hoạt động và sở thích riêng tư. Bằng cách này các bệnh viện đã chuyển đổi thời gian chờ đợi thành thời gian thư giãn (hoặc chí ít là giảm sự căng thẳng của bệnh nhân và người nhà của họ). Cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn về tổng thể.

Bài viết tương tự:

– 5 Tiêu chí không thể thiếu khi chọn một công ty thiết kế bệnh viện

– Kiến trúc bệnh viện tác động đến cuộc sống bệnh nhân như thế nào?

– 5 Yếu tố chính trong việc lập kế hoạch thiết kế bệnh viện

Cát Mộc Healthcare Design CHD hàng đầu tại Việt Nam chuyên về lĩnh vực thiết kế bệnh viện, thiết kế kiến trúc Y tế.

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ BÁO GIÁ CHI TIẾT

Chỉ cần Nhắn tin với chúng tôi ở khung chat bên phải hoặc Liên hệ qua biểu mẫu

Cát Mộc Healthcare Design

Chi nhánh miền Nam: 436B/6 Ba Tháng Hai, P.12, Q.10, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Chi nhánh miền Bắc: HH01- 39 Vinhomes Star City, tỉnh Thanh Hóa.

Chi nhánh miền Trung: 219 Nguyễn Du, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Chi nhánh Phú Quốc: E1-26 KĐT Mới Bắc Dương Đông, Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

[E]: chd@cmg.vn

[H]: 1900 75 75 76

[M]: 0963 00 45 45

Phản ánh chất lượng phục vụ: 0966 68 04 68

Tham khảo: 

Fanpage: Thiết Kế Bệnh Viện