Làm thế nào để chúng ta giải quyết các vấn đề phức tạp trong thiết bệnh viện hiện đại? Làm thế nào chúng ta có thể tối ưu quá trình thiết kế những cơ sở chăm sức khỏe?
Môi trường chăm sóc sức khỏe liên tục phát triển bởi tốc độ thay đổi của công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật. Thiết kế bệnh viện hoàn hảo ngày nay cần giải quyết nhiều chức năng cho nhiều người dùng, bao gồm bệnh nhân, gia đình, nhân viên. Khi thiết kế bệnh viện cần phải lấy bệnh nhận làm trung tâm, bên cạnh đó là người thân để đưa ra ý tưởng bố trí không gian hợp lý.
Để giải quyết các vấn đề trên, kiến trúc sư cần lưu ý 10 yếu tố cần thiết trong thiết kế cơ sở chăm sóc sức khỏe:
1. Thiết kế kiến trúc & khuôn viên
Khi thiết kế bệnh viện, kiến trúc sư cần lưu ý bố trí, quy hoạch từng khu vực chức năng trong tòa nhà. Điều này tránh việc phụ thuộc vào biển báo, đặc biệt trong các trường hợp khẩn cấp, xe cấp cứu dễ dàng di chuyển. Bên cạnh đó, quy mô kiến trúc, cách bố trí ánh sáng hay lựa chọn vật liệu xây dựng từ khu vực khám, chữa bệnh đến bãi đậu xe hay toà hành chính cần dựa trên kiến thức chuyên môn.
Ví dụ, những tòa nhà trong toàn bộ công trình bệnh viện cần khó không gian di chuyển, hay không gian công cộng cần đặt ngay lối vào. Tại những khu vực này, việc lắp đặt thiết bị đèn chiếu sáng, đèn báo hiệu giúp bệnh nhân và người nhà bệnh nhân dễ dàng phát hiện.
2. Tính thẩm mỹ
Thiết kế bệnh viện hoàn hảo là thiết kế đáp ứng nhu cầu dân cư trong khu vực và đảm bảo yếu tố văn hóa. Ngày nay, một số nhà đầu tư đưa ra yêu cầu xây dựng tòa nhà bệnh viện theo tiêu chuẩn như khách sạn để tạo không gian nghỉ ngơi, dưỡng bệnh cho bệnh nhân. Các điểm trả khách cần có mái che với dịch vụ đỗ xe cho người phục vụ, các hành lang và không gian công cộng có diện tốc rộng, thiết kế mở, sử dụng vật liệu tự nhiên, tone màu ấm áp mang lại cảm giác thoải mái. Dịch vụ phụ tá, xếp hàng nhận phòng đang trở nên phổ biến.
3. Khu vực đỗ xe
Dịch vụ đón, trả bệnh nhân hay đậu xe thể hiện sự quan tâm, chú đáo, tận tình của bệnh viện. Việc này cũng giảm áp lực cho người nhà bệnh nhân khi không phải cố gắng kiếm tìm điểm đỗ phù hợp hay lo lắng về chi phí gửi xe. Khi thiết kế bệnh viện, nhà kiến trúc cần đưa ra giải pháp xây dựng khu vực đón và trả xe được rộng để cung cấp các dịch vụ này cho bệnh nhân và gia đình họ.
4. Sơ đồ đường đi trong bệnh viện
Để bệnh nhân và người nhà dễ dàng tìm kiếm chính xác khu vực khám, điều trị bệnh thì khi thiết kế, quy hoạch không gian công trình cần có sự kết hợp hài hòa. Nhà kiến trúc, nhà quy hoạch cần lưu ý bố trí không gian để rút ngắn hành trình di chuyển, tối giảm biến báo làm mất tập trung. Thay vì sử dụng biển báo, kiến trúc sư có thể sáng tạo trong việc phân chia khu vực dựa trên màu sắc, điểm nổi bật riêng. Sử dụng khái niệm phòng chờ hoặc lối đi dạo để kết nối các phòng ban với nhau là một cách để tổ chức tìm đường một cách trực quan.
5. Thiết kế khu vực chờ vượt trội công năng
Phòng chờ hay khu vực làm thủ tục đóng vai trò quan trọng trong thiết kế bệnh viện. Đây là nơi điều phối các hoạt động khám, chữa bệnh đồng thời là điểm dừng chân đầu tiên của người bệnh. Thiết kế khu vực này cần lưu ý tạo một không gian có tầm nhì bao quát, đón ánh sáng tự nhiên tốt nhất, trang trí hiện đại và tiện nghi. Bố trí các khu vực chờ dọc theo hành lang là một cách hiệu quả để thúc đẩy việc tìm đường và giảm bớt áp lực cho bệnh nhân và gia đình.
6. Khu vực phòng khám tạo cảm giác dễ chịu
Bệnh nhân và nhân viên được hưởng lợi từ một không gian được thiết kế tốt. Mặc dù việc chỉ tập trung vào các hành lang và khu vực chờ đợi là cần thiết, nhưng các khu vực khám cũng cần được chú ý nhiều như vậy. Các dãy phòng chụp chiếu, phòng hồi sức và các trạm lấy máu thiết kế để tận dụng ánh sáng ban ngày tự nhiên, kỹ thuật phân chia góc hay sử dụng vật liệu. Những khu vực này rất quan trọng trong việc tạo ra một môi trường chữa bệnh.
7. Hiện ứng ánh sáng và môi trường ngoại thất của bệnh viện
Ngày nay, nhiều tổ chức chăm sóc sức khỏe lấy ý tưởng thiết kế theo hiệu ứng Disney, nơi dịch vụ hoàn hảo diễn ra liền mạch. Khi thiết kế một bệnh viện mới, không chỉ là tách khu vực trải nghiệm khỏi khu vực dịch vụ mà còn thiết kế sơ đồ quy hoạch và lưu thông để tách biệt hàng hóa và dịch vụ với bệnh nhân và gia đình họ. Bố cục của bệnh viện thường chia theo cả chiều dọc và chiều ngang. Có nhiều mức độ khác nhau đối với sự phân chia này và dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Ví dụ như trang bị thêm thang máy dịch vụ và vận chuyển bệnh nhân ở nhiều khu vực khác nhau, tránh tập trung ở cuối để giảm tình trạng tắc nghẽn hay chờ đợi.
8. Xây dựng tòa bệnh viện với môi trường không khí lành mạnh
Bệnh viện với không gian lành mạnh hỗ trợ lớn trong quá trình chữa bệnh. Thiết kế bệnh viện mà bằng các vật liệu an toàn, không khí được lọc sạch, thiết kế hệ thống cửa sổ và hành lang hợp lý để tạo độ thông thoáng cho bệnh viện.
9. Tạo cảm giác riêng tư và thoải mái
Nếu không gian bệnh viện có thể tùy chỉnh ánh sáng, âm thanh, màu sắc hay cách bày trí tạo cho người bệnh và gia đình họ có được những trải nghiệm thoải mái nhất. Tính riêng tư rất quan trọng trong thiết kế và bố trí khu vực chức năng cho bệnh viện.
10. Thiết kế khu vực xuất viện trang trọng
Khu vực xuất viện cũng cần được thiết kế và xây dựng khoa học. Điều này tác động lớn đến quy trình người bệnh làm thủ tục xuất viện và di chuyển về nhà. Thiết kế những cửa thuận tiện cho người bệnh đang sử dụng nạng hoặc xe lăn hoặc vừa phục hồi sau phẫu thuật. Những chi tiết này tuy nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến tinh thần của người bệnh.
Là những nhà thiết kế, chúng ta phải chú ý đến 10 yếu tố trong thiết kế bệnh viện giúp bệnh nhân điều trị và hồi phục nhanh hơn. Đối với các tổ chức chăm sóc sức khỏe, những điều này được đặt ra ngay từ khi đưa ra đề án xây dựng để có biện pháp áp dụng nhanh chóng. Đối với bệnh nhân, 10 yếu tố này có khả năng đảm bảo cho bệnh nhân và gia đình họ được thăm khám thoải mái, chữa bệnh nhanh hơn và cải thiện kết quả.
Khu vực xuất viện cũng cần được thiết kế và xây dựng khoa học. Điều này tác động lớn đến quy trình người bệnh làm thủ tục xuất viện và di chuyển về nhà. Thiết kế những cửa thuận tiện cho người bệnh đang sử dụng nạng hoặc xe lăn hoặc vừa phục hồi sau phẫu thuật. Những chi tiết này tuy nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến tinh thần của người bệnh.
Là những nhà thiết kế, chúng ta phải chú ý đến 10 yếu tố trong thiết kế bệnh viện giúp bệnh nhân điều trị và hồi phục nhanh hơn. Đối với các tổ chức chăm sóc sức khỏe, những điều này được đặt ra ngay từ khi đưa ra đề án xây dựng để có biện pháp áp dụng nhanh chóng. Đối với bệnh nhân, 10 yếu tố này có khả năng đảm bảo cho bệnh nhân và gia đình họ được thăm khám thoải mái, chữa bệnh nhanh hơn và cải thiện kết quả.
_______
Cát Mộc Healthcare Design CHD hàng đầu tại Việt Nam chuyên về lĩnh vực thiết kế bệnh viện, thiết kế kiến trúc Y tế.
NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ BÁO GIÁ CHI TIẾT
Cát Mộc Healthcare Design
Địa chỉ: 436B/6 Ba Tháng Hai, P.12, Q.10, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam.
[H]: 1900 75 75 76
[M]: 0966 68 04 68
Phản ánh chất lượng phục vụ: 0966 68 04 68
Fanpage: Thiết Kế Bệnh Viện
_________