preloader image

Top 5 thiết kế bệnh viện đa khoa đẹp và đạt tiêu chuẩn 

Bệnh viện đa khoa Là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, bao gồm một số chuyên khoa, chuyên ngành.  

Thiết kế bệnh viện (BV) là một chuyên ngành đặc thù có độ khó bậc nhất trong các thể loại thiết kế công trình dân dụng, vì nó là một tổ hợp công trình có nhiều công năng trong đó bao gồm: Nhà ở – Khách sạn (các nhà bệnh nhân nội trú, công trình dịch vụ); công sở (khu hành chính quản trị); Viện nghiên cứu (là các trung tâm nghiên cứu khoa học, bệnh học); công trình đa năng (hội trường, thể dục thể thao…) và một phần quan trọng bậc nhất mang tính chuyên ngành cao là Khu kỹ thuật nghiệp vụ. 

 

Quy định chung khi thiết kế bệnh viện đa khoa 

Căn cứ theo Mục 4 Tiêu chuẩn TCVN 4470:2012, bệnh viện đa khoa phải đáp ứng các quy định chung sau:

– Bệnh viện phải được thiết kế phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh phù hợp quy mô và quy chế quản lý, chuyên môn theo quy định hiện hành.

Chú thích: Quy mô Bệnh viện được xác định phụ thuộc vào dân số trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý và phù hợp với quy hoạch mạng lưới bệnh viện đã được Bộ Y tế phê duyệt.

– Bệnh viện được thiết kế phù hợp với cấp công trình theo quy định về phân loại và phân cấp công trình dân dụng.

– Thiết kế, xây dựng Bệnh viện phải đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng, đảm bảo an toàn sinh mạng và sức khỏe cho người sử dụng và cộng đồng.

 

Yêu cầu chung về công trình thiết kế bệnh viện đa khoa 

Căn cứ tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn TCVN 4470:2012 như sau:

Nội dung công trình và giải pháp thiết kế

6.1. Yêu cầu chung

6.1.1. Nội dung công trình

– Khoa Khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú;

– Khu Điều trị nội trú;

– Khu Kỹ thuật nghiệp vụ;

– Khu Hành chính quản trị;

– Khu Hậu cần kỹ thuật và Dịch vụ tổng hợp.

6.1.2. Yêu cầu về kích thước thông thủy

6.1.2.1. Chiều cao phòng

6.1.2.1.1. Chiều cao thông thủy tối thiểu của các gian phòng trong bệnh viện được quy định là 3,0 m và được phép thay đổi tùy theo yêu cầu của từng khoa trong bệnh viện.

Chiều cao thông thủy các phòng tắm rửa, xí tiểu, kho đồ vật bẩn không nhỏ hơn 2,4 m.

Chú thích: Trong trường hợp sử dụng điều hòa không khí cho phép giảm chiều cao để sử dụng tiết kiệm năng lượng. Nếu sử dụng thiết bị làm sạch không khí phải đảm bảo độ cao để lắp đặt thiết bị tùy theo yêu cầu cụ thể.

6.1.2.1.2. Chiều cao thông thủy của các khu vực trong khoa Phẫu thuật được quy định như sau:

– Chiều cao khu vô khuẩn, khu sạch: không thấp hơn 3,3 m;

– Chiều cao khu phụ trợ: không thấp hơn 3,0 m

6.1.2.2. Hành lang

– Chiều rộng của hành lang giữa: không nhỏ hơn 2,4 m;

– Chiều rộng của hành lang giữa (có di chuyển giường đẩy, kết hợp chỗ đợi): không nhỏ hơn 3,0 m;

– Chiều rộng của hành lang bên: Không nhỏ hơn 1,8 m;

– Chiều rộng của hành lang bên (có di chuyển giường đẩy, kết hợp chỗ đợi): không nhỏ hơn 2,4 m;

– Chiều cao hành lang: không thấp hơn 2,7 m;

CHÚ THÍCH: Phải bố trí tay vịn hai bên hành lang trong bệnh viện để trợ giúp cho người khuyết tật và người bệnh. Độ cao lắp đặt tay vịn từ 0,75 m đến 0,8 m.

6.1.2.3. Cửa đi

– Chiều cao của cửa đi: không thấp hơn 2,1 m;

– Chiều rộng của cửa đi một cánh: không nhỏ hơn 0,9 m;

– Chiều rộng của cửa đi hai cánh: không nhỏ hơn 1,2 m;

– Chiều rộng của cửa đi chính vào các phòng mổ, đỡ đẻ, cấp cứu và chăm sóc tích cực: không nhỏ hơn 1,6 m;

– Chiều rộng của cửa đi chính của phòng chiếu chụp: không nhỏ hơn 1,4 m.

– Chiều rộng cửa phòng vệ sinh: không nhỏ hơn 0,8 m.

CHÚ THÍCH: Kích thước hành lang, cửa đi của các khoa tùy theo yêu cầu sử dụng được quy định riêng.

6.1.2.4. Cầu thang và đường dốc

Thiết kế cầu thang, đường dốc phải đảm bảo quy định về an toàn sinh mạng và sức khỏe cho người sử dụng [4] và đáp ứng yêu cầu sau:

– Chiều rộng của mỗi vế thang: không nhỏ hơn 2,1 m.

– Chiều rộng của chiếu nghỉ cầu thang: không nhỏ hơn 2,4 m.

– Độ dốc của đường dốc: không nhỏ hơn 1:10;

– Chiều rộng của đường dốc: không nhỏ hơn 2,1 m.

– Chiều rộng của chiếu nghỉ đường dốc: không nhỏ hơn 3,0 m;

– Tại lối ra vào chính phải có đường dốc dành cho người khuyết tật có chiều rộng: không nhỏ hơn 1,2 m.

6.1.2.5. Thang máy

– Kích thước thang máy (cabin) phải đủ cho cáng bệnh nhân và 04 người, chiều rộng x chiều dài: không nhỏ hơn 1,3 m x 2,1 m;

– Kích thước thang máy cho nhân viên, chiều rộng x chiều dài: không nhỏ hơn 1,1 m x 1,4 m;

– Chiều rộng của thang máy: không nhỏ hơn 0,9 m;

– Tốc độ thang máy cho bệnh nhân: không lớn hơn 0,75 m/s.

 

Top 5 thiết kế bệnh viện đa khoa đẹp và đạt tiêu chuẩn do Cát Mộc Healthcare Design (CHD) thiết kế 

 

  1. 1. Bệnh viện Đa khoa Huỳnh Trung Dũng – An Giang 

Bệnh viện Đa khoa Huỳnh Trung Dũng với quy mô 5 tầng, do Cát Mộc Healthcare Design thiết kế và thi công theo phong cách thiết kế hiện đại. Bệnh viện sở hữu bố cục các khối chức năng hợp lý, hài hòa với cảnh quan công trình lẫn cảnh quan đô thị xung quanh. Sử dụng vật liệu chính bằng tường và kính bao quanh công trình là hệ cúc tần Ấn Độ tạo nên một mặt đứng hài hòa.

Xem thêm hình ảnh công trình Bệnh viện Đa khoa Huỳnh Trung Dũng do Cát Mộc Healthcare Design thiết kế và thi công tại đây. 

 

  • 2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Hưng – Tây Ninh 

Bệnh viện Đa khoa Hồng Hưng dưới sự đầu tư của Công ty Cổ phần Y tế Hùng Duy với quy mô 300 giường, công trình được xây dựng tại Tây Ninh. Công trình thiết kế đảm bảo mỹ quan, kiến trúc hiện đại nhưng phải hài hòa với toàn khu vực, tiếp cận với các trang thiết bị mới, hiện đại, có kỹ thuật cao, lưu thông nội bộ thông thoáng để phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh. Đảm bảo các đường đi lại được bố trí hợp lý và phải có sơ đồ hướng dẫn cụ thể cho bệnh nhân.

Bệnh viện Đa khoa Hồng Hưng với thiết kế hòa vào thiên nhiên, cây xanh thoáng mát, tiện nghi, cùng với trang thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ nhân viên y tế nhiều kinh nghiệm sẽ mang đến cho người dân sự an tâm chữa trị và một trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng và an toàn với sứ mệnh lấy “con người làm trọng tâm” sẽ là nơi có dịch vụ chăm sóc sức khỏe an toàn và chất lượng nhất cho bệnh nhân.

 

  1. 3. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Đất Việt – Buôn Ma Thuột 

Bệnh viện đa khoa quốc tế Đất Việt với quy mô 100 giường, công trình được xây dựng tại Buôn Ma Thuột. Công trình thiết kế đảm bảo mỹ quan, kiến trúc hiện đại nhưng phải hài hòa với toàn khu vực, tiếp cận với các trang thiết bị mới, hiện đại, có kỹ thuật cao, lưu thông nội bộ thông thoáng để phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh. Đảm bảo các đường đi lại được bố trí hợp lý và phải có sơ đồ hướng dẫn cụ thể, phải bố trí các đường đi lại cho bệnh nhân và bác sĩ.

Công trình được đầu tư bới Công ty TNHH Bệnh viên Đa Khoa Quốc Tế Đất Việt tại Buôn Ma Thuột với quy mô 100 giường, công trình có vai trò quan trọng trong việc giảm đi tình trạng quá tải khám, điều trị bệnh tại Buôn Ma Thuột. Bố cục khối đơn giản, mang phong cách hiện đại: chỉ sử dụng những khối cơ bản phối hợp hài hòa với nhau mang lại một tổng thể thống nhất và tinh tế, góp phần mang lại vẻ đẹp cho đô thị.

 

  1. 4. Bệnh viện Đa khoa II Lâm Đồng 

Lấy cảm hứng từ hình tượng phối hợp bộ đàn đá và cây đàn Đing-Năm truyền thống, công trình Bệnh viện Đa khoa 2 Lâm Đồng mang dấu ấn độc đáo của núi rừng Tây Nguyên. Bệnh viện Đa khoa II Lâm Đồng quy mô 500 giường tọa lạc trên khu đồi chè bạt ngàn hơn 10 ha của thành phố Bảo Lộc.

Không giống với thiết kế “hành lang dài” của bệnh viện truyền thống, các tòa nhà được phân tách theo bộ phận, chức năng với các kết nối rõ ràng để dễ dàng điều hướng. Không gian bệnh viện tận dụng ánh sáng tự nhiên và kết nối trực quan, hài hòa với thiên nhiên.

Vượt qua nhiều tác phẩm dự thi, đồ án “Tiếng đàn đêm” của nhóm tác giả ThS. KTS Phạm Thanh Truyền và cộng sự Cát Mộc Healthcare Design với những khai thác tối ưu địa hình, cảnh quan đã đoạt giải Nhất cuộc thi thiết kế kiến trúc công trình bệnh viện.

 

  1. 5. Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực – Thanh Hóa 

Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực được đầu tư bởi Công ty Cổ phần Hợp Lực với quy mô 250 giường với mục đích xây dựng nhằm giảm đi mức độ quá tải ở các bệnh viện trong thành phố, tăng cường dịch vụ khám và điều trị bệnh với các hệ thống trang thiết bị, dây chuyền sử dụng hiện đại, thông minh và hiệu quả nhất.

 

Một số khó khăn khi thiết kế bệnh viện đa khoa 

  • – Đa dạng nhu cầu và chuyên môn: Thiết kế bệnh viện đa khoa đặt ra thách thức lớn về việc tích hợp và phục vụ đa dạng các chuyên khoa y tế. Từ các phòng khám nội khoa, ngoại khoa đến các phòng mổ và phòng chăm sóc chuyên sâu như hồi sức tim mạch, ung thư, các kiến trúc sư cần tiếp cận và hiểu rõ các yêu cầu kỹ thuật, mô hình hoạt động và không gian cần thiết của từng chuyên khoa.
  • – Quản lý dòng người và di chuyển: Với lượng bệnh nhân và người thăm viếng lớn, việc quản lý dòng người trở thành một khía cạnh quan trọng trong thiết kế bệnh viện đa khoa. Việc xác định và tối ưu hóa các lối đi, khu vực chờ đợi, hệ thống thang máy và cầu thang là cực kỳ quan trọng để tạo ra một môi trường linh hoạt và thuận tiện cho mọi người.
  • – Yêu cầu về vệ sinh và sức khỏe công cộng: Tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh và sức khỏe công cộng là điều không thể phủ nhận trong thiết kế bệnh viện. Việc tính toán và tối ưu hóa lưu thông không khí, ánh sáng tự nhiên, vệ sinh tiện ích và kế hoạch tiếp xúc giữa các khu vực sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất và an toàn của bệnh viện.
  • – Công nghệ và thiết bị y tế: Bệnh viện đa khoa đòi hỏi sự tích hợp chặt chẽ giữa kiến trúc và công nghệ y tế. Việc xây dựng không gian linh hoạt, dễ điều chỉnh và tối ưu hóa cho việc lưu trữ và sử dụng các thiết bị y tế tiên tiến là một thách thức đối với các kiến trúc sư.
  • – Tính linh hoạt và mở rộng: Thiết kế bệnh viện đa khoa cần phải đảm bảo tính linh hoạt và khả năng mở rộng trong tương lai. Việc xác định và tích hợp các yếu tố như kết cấu, hệ thống điện nước, và không gian dự phòng cho mở rộng sẽ giúp bảo đảm rằng bệnh viện có thể đáp ứng được nhu cầu và phát triển của cộng đồng một cách hiệu quả và linh hoạt nhất.

 

Lựa chọn công ty thiết kế bệnh viện chuyên nghiệp là vấn đề nhiều chủ đầu tư quan tâm. Công tác thiết kế bệnh viện đòi hỏi công ty thiết kế bệnh viện chuyên nghiệp phải am hiểu về quy trình vận hành cũng như hoạt động của bệnh viện, các kiến trúc sư thiết kế bệnh viện cần có kiến thức chuyên sâu về ngành, hiểu được nhu cầu của bệnh nhân lẫn bác sĩ để thiết kế được một công trình hoàn hảo nhất. Ngoài ra, cân đối ngân sách của chủ đầu tư với kiến trúc bệnh viện là điều chú trọng. 

Thiết kế bệnh viện – Cát Mộc Healthcare Design (CHD) công ty hàng đầu tại Việt Nam chuyên về lĩnh vực thiết kế bệnh viện, thiết kế phòng khám, thiết kế kiến trúc Y tế – thuộc Cát Mộc Group (CMG) được thành lập từ năm 2004. CHD đang giữ kỷ lục quốc gia là công ty thiết kế bệnh viện nhiều nhất Việt Nam năm 2014.

Trong nhiều năm qua Cát Mộc Healthcare Design đã thiết kế gần 100 bệnh viện, phòng khám trên toàn quốc.

BÀI VIẾT GẦN ĐÂY

Cát Mộc Healthcare Design (CHD) - Thương hiệu chuyên nghiên cứu và thiết kế các công trình bệnh viện, phòng khám và trung tâm y tế tại Việt Nam

BÁO GIÁ TƯ VẤN THIẾT KẾ