preloader image

Những khó khăn khi thiết kế chiếu sáng trong bệnh viện

Thiết kế chiếu sáng cho bệnh viện ngày càng đòi hỏi rất cao về mặt thẩm mỹ, công năng và lợi ích về kinh tế lẫn môi trường. Đây là một công việc hết sức phức tạp. Thiết kế chiếu sáng trong bệnh viện ngày nay đòi hỏi tối ưu về công năng hoạt động của bệnh viện thông qua việc chiếu sáng đúng và đủ giúp các nhân viên làm việc hiệu quả và chính xác hơn, bệnh nhân cảm giác tiện nghi và nhanh hồi phục sức khỏe.

Những khó khăn khi thiết kế chiếu sáng trong bệnh viện. (Bệnh viện Đa khoa Huỳnh Trung Dũng)

Bên cạnh đó việc thiết kế chiếu sáng như thế nào cho hợp với thẩm mỹ của thiết kế kiến trúc, tiết kiệm năng lượng của các thiết bị chiếu sáng mà vẫn đảm bảo đủ ánh sáng.
Những khó khăn thường gặp khi thiết kế chiếu sáng cho bệnh viện đó là:

1. Thứ nhất: trong bệnh viện thì luôn tổng hợp nhiều loại hình không gian, công năng khác nhau. Mỗi công năng và không gian lại có các yêu cầu cụ thể và chính xác riêng như khu khám bệnh, khu nội trú, khu phòng mổ… Mỗi loại phòng lại có yêu cầu về chiếu sáng rất riêng cũng như yêu cầu chặt chẽ về các tiêu chí kỹ thuật khác nhau về mức độ tiện nghi như màu nhiệt độ màu, độ hoàn màu…Không những vậy mỗi loại hình bệnh viện( bệnh viện nhi, bệnh viên đa khoa, bệnh viên phụ sản… )lại có những yêu cầu khác nhau. Không những vậy mỗi loại bệnh viện lại có những yêu cầu đặc thù khác nhau, có phương án vận hành khác nhau. Do đó rất khó xây dựng một mô hình hay hướng thiết kế chiếu sáng có thể áp dụng cho bệnh viện.

Vấn đề chiếu sáng trong thiết kế bệnh viện (Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột)

2. Thứ hai là thiết kế chiếu sáng trong bệnh viện phải quan tâm đến rất nhiều đối tượng, trạng thái sử dụng khác nhau như bệnh nhân, nhân viên, người nhà, người thăm bệnh… lại thêm một số đặc thù riêng như chế độ chiếu sáng trong phòng bệnh nhân khi nghỉ ngơi ban ngày, chế độ chiếu sáng khi bác sĩ vào thăm bệnh ban ngày, chế độ cho bệnh nhân nghỉ ngơi ban đêm…

3. Thứ ba là việc đảm bảo công bằng giữa đảm bảo tính kỹ thuật và tính thẩm mỹ. Do các yêu cầu sử dụng rất đa dạng nên các yêu cầu về kỹ thuật Của hệ thống rất phức tạp

Thiết kế chiếu sáng trong bệnh viện có sự khác nhau giữa các phòng chức năng (Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột)

4. Thứ tư là vấn đề vận hành, duy tu bảo dưỡng và vệ sinh. Do tính chất của công trình bệnh viện là hoạt động 24/24, nên các thiết bị chiếu sáng cần có tuổi thọ cao, ít cần duy tu bảo dưỡng, nhất là trong các không gian vô trùng. Phương án thiết kế chiếu sáng phải linh hoạt, đa năng và tích hợp tốt với các hệ thống kỹ thuật công trình khác. Các thiết bị sử dụng phải làm từ vật liệu ít phát thải độc hại, dễ lau chùi, kín, khó bám bụi và vi khuẩn.

5. Thứ năm là vấn đề về năng lượng. Hầu hết các không gian bệnh viện đều sử dụng 24/24, rất nhiều không gian không thể sử dụng ánh sáng tự nhiên như phòng mổ, X-quang. Do vậy vấn đề đưa ra một phương án chiếu sáng có hiệu quả năng lượng cao là rất quan trọng.

Trên đây là những khó khăn thường gặp khi thiết kế chiếu sáng cho bệnh viện mà những nhà thiết kế chiếu sáng hay gặp phải. Vì vậy để có được các thiết bị chiếu sáng đảm bảo công năng và lợi ích về kinh tế đòi hỏi rất nhiều về kinh nghiệm cũng như sự sáng tạo của nhà thiết kế. Một vấn đề quan trọng đó là cần giữ gìn với các thiết bị chiếu sáng đó

BÀI VIẾT GẦN ĐÂY

Cát Mộc Healthcare Design (CHD) - Thương hiệu chuyên nghiên cứu và thiết kế các công trình bệnh viện, phòng khám và trung tâm y tế tại Việt Nam

BÁO GIÁ TƯ VẤN THIẾT KẾ