preloader image

Những điều bạn cần biết về Phòng Sạch

Phòng sạch là gì?

Phòng sạch theo tiếng Anh là cleanroom. Theo định nghĩa chuyên môn, phòng sạch là phòng mà ở trong đó nồng độ hạt lơ lửng trong không khí cùng các yếu tố khác như nhiệt độ, độ ẩm và áp suất đều bị khống chế và điều khiển để đem đến một hệ thống làm việc cực kỳ tinh vi và hiện đại.

Còn nói một cách dễ hiểu, đơn giản nhất, phòng sạch là phòng kín, trong đó lượng bụi được hạn chế một cách thấp nhất; nhiệt độ, áp suất và độ ẩm được khống chế và điều khiển giúp quá trình nghiên cứu, chế tạo và sản xuất không bị bẩn, không có khí độc hại, đảm bảo vô trùng, “sạch” như nghĩa của nó.

Tiêu chuẩn của phòng sạch là gì?

Tiêu chuẩn phòng sạch là những quy định về hàm lượng bụi trong một đơn vị thể tích không khí; nhiệt độ, áp suất và độ ẩm cho phép dùng làm chuẩn. Trong đó hàm lượng bụi là quan trọng nhất. Tiêu chuẩn phòng sạch được đưa ra lần đầu tiên vào Mỹ năm 1963 và cho đến nay nó đã trở thành tiêu chuẩn chung cho cả thế giới.

Tiêu chuẩn Federal Standard 209 (1963)

Năm 1963 tiêu chuẩn phòng sạch lần đầu tiên được quy định, lấy tên là 209. Về sau có nhiều cải tiến, hoàn thiện và trở thành các phiên bản như tiêu chuẩn 209 A (1966), 209 B (1973)… cho đến 209 E (1992).

Tiêu chuẩn Federal Standard 209 E (1992)

Tiêu chuẩn 209 E (1992) xác định hàm lượng bụi trong không khí theo đơn vị chuẩn (m3). Tiêu chuẩn này đã bị Bộ Thương mại Mỹ hủy bỏ vào năm 2001 nhưng cho đến nay nó vẫn được ứng dụng rộng rãi.

Tiêu chuẩn ISO 14644-1

Tiêu chuẩn phòng sạch này do Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) quy định, được phát hành năm 1999 với tên gọi “Phân loại độ sạch không khí”.

Ứng dụng của phòng sạch

Hiện tại phòng sạch còn là khái niệm khá mới mẻ, tuy nhiên trong một vài năm tới nó sẽ là một quy phạm xây dựng bắt buộc đối với nhiều nhà máy, bệnh viện… những nơi đòi hỏi độ sạch cao. Cụ thể:

  • Lĩnh vực dược phẩm
  • Lĩnh vực thực phẩm
  • Lĩnh vực mỹ phẩm
  • Lĩnh vực điện tử bán dẫn
  • Phòng mổ, phòng máu
  • Phòng thí nghiệm

Lợi ích của phòng sạch

  • Không gian sạch giúp giảm thiểu tối đa những nguy hiểm tiềm tàng khi tiếp xúc với môi trường độc hại.
  • Phòng sạch với khả năng diệt khuẩn đảm bảo môi trường an toàn cho cả con người lẫn đồ vật.
  • Tạo nguồn không khí tự nhiên (không phải nhân tạo giống điều hòa) giúp con người ở trong phòng sạch được thoải mái, dễ chịu.
  • Đảm bảo không khí an toàn cho phòng mổ, hồi sức, phòng chăm sóc bệnh nhân đặc biệt…
  • Đảm bảo sạch sẽ tuyệt đối và an toàn cho các không gian trong gia đình như phòng ngủ, phòng làm việc…

Nguồn: tổng hợp.

BÀI VIẾT GẦN ĐÂY

Cát Mộc Healthcare Design (CHD) - Thương hiệu chuyên nghiên cứu và thiết kế các công trình bệnh viện, phòng khám và trung tâm y tế tại Việt Nam

BÁO GIÁ TƯ VẤN THIẾT KẾ