Bệnh viện phụ sản là gì?
Bệnh viện Phụ sản là bệnh viện chuyên khoa được lập ra để chăm sóc phụ nữ trong quá trình mang thai, sinh con và chăm sóc trẻ sơ sinh. Ngày nay bệnh viện phụ sản còn có thêm chức năng khám và điều trị các bệnh lý phụ khoa, ung bướu ở phụ nữ.
Lược sử bệnh viện phụ sản ở Việt Nam
Dưới thời Pháp thuộc, khu vực bệnh viện hiện nay là một nhà tu, sau là nhà thương Võ Tánh. Khi hòa bình lập lại (1955), nhà thương được tu sửa lại làm nơi khám, chữa bệnh cho cán bộ, công nhân viên chức các cơ quan trung ương.
Ngày 19 tháng 7 năm 1955, BS Hoàng Tích Trí, Bộ trưởng Bộ Y tế ký Nghị định 615-ZYO/NĐ/3A quy định tổ chức các cơ quan kế cận và trực thuộc Bộ, chính thức thành lập bệnh viện “C” đặt nền móng đầu tiên cho Bệnh viện Phụ sản Trung ương ngày nay.
Ngày 8 tháng 11 năm 1960, Bộ Y tế lại có QĐ 708/BYT sửa đổi, tổ chức lại Bệnh viện C theo hướng chuyên khoa phụ sản. Trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, ngày 14 tháng 5 năm 1966, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đã ký Quyết định số 88/CP đổi tên Bệnh viện C thành Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh. Lần đầu tiên tại Việt Nam có một Viện chuyên ngành nghiên cứu tình trạng sinh lý, bệnh lý của phụ nữ, của các bà mẹ và trẻ sơ sinh, hướng tới mục tiêu “Bảo vệ tốt sức khỏe phụ nữ, các bà mẹ và trẻ sơ sinh, góp phần vào việc giải phóng phụ nữ, phát triển sản xuất, bảo vệ thế hệ tương lai của Tổ quốc”.
Năm 2003, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe sinh sản, khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân ngày một lớn, đòi hỏi sự chuyển đổi về tính chất, quy mô của Viện, ngày 18 tháng 6 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định 2212/QĐ-BYT đổi tên Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh thành Bệnh viện Phụ sản Trung ương trực thuộc Bộ Y tế, tiếp tục thực hiện những chức năng, nhiệm vụ trước đây của Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh với những đòi hỏi cao hơn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ khám, chữa bệnh trong tình hình mới.
Phụ nữ Việt Nam ngày xưa hầu như ai cũng lo ngại chuyện mang nặng đẻ đau. Tại các vùng thôn quê, người đàn bà mang thai phải tự chăm lo cho sức khỏe của mình. Những người phụ nữ còn mẹ ruột thì phải về nhà mẹ ruột ở cử, chờ đến ngày sinh và nhờ sự giúp đỡ cũng như lời khuyên của mẹ là người có kinh nghiệm để cuộc đời diễn ra suông sẻ hơn nhưng vì khoảng cách về địa lý nên những người phụ nữ thường chọn cách tự chăm lo cho bản thân. Vì quan niệm con đàn cháu đống nên phụ nữ Việt Nam ngày xưa sinh rất nhiều con, kinh nghiệm sinh nở qua đó được tích lũy, tuy nhiên các vấn đề về hậu sản, cũng như chăm sóc trẻ sơ sinh còn lạc hậu nên tỉ lệ tử vong cao.
Thời kỳ chiến tranh, vai trò của các bệnh viện được đẩy mạnh, khoa sản là một khoa của bệnh viện. Nhằm giảm tải áp lực cho bệnh viện thời chiến mà các bệnh viện chuyên về phụ sản còn ra đời.
Tiền thân của bệnh viện Từ Dũ là một khu chuyên khoa sản trực thuộc Bệnh viện Lalung Bonnaire (nay là Bệnh viện Chợ Rẫy) ra đời vào năm 1923. Đến năm 1937, thương gia người Hoa là Hui Bon Hoa (tức chủ Hoả) đã hiến mảnh đất riêng với diện tích 19.123m2 trên đường Arras cũ (nay là đường Cống Quỳnh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh) để xây bảo sanh viện mang tên Maternité Indochinoise (Bảo sanh viện Đông Dương) do Giáo Sư Bác sĩ George Cartoux (người Pháp) làm giám đốc.
Do tình hình chiến tranh, nên khi xây dựng xong, bảo sanh viện bị quân đội Pháp, sau đó là Nhật trưng dụng làm nơi đóng quân. Đến tháng 9 năm 1943, bảo sanh viện mới chính thức hoạt động với khoảng 100 giường bệnh.
Năm 1944, bệnh viện đổi tên thành Việt Nam Bảo sanh viện. Đến nam 1946 được đổi thành Maternité George Béchamps (tuy nhiên do dân chúng không ưa gọi tên Pháp nên thường gọi là “Nhà sanh Chú Hoả”).
Đến năm 1948, bệnh viện được đổi tên thành Bảo sanh viện Từ Dũ cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Thực trạng bệnh viện phụ sản ở Việt Nam hiện nay
Có thể nói, việc khắc phục tình trạng quá tải, nhất là tại các bệnh viện chuyên khoa sản luôn là vấn đề được ngành y tế quan tâm và trăn trở. Nhằm giải quyết vấn đề này, Bộ Y tế đã và đang có nhiều chương trình, đề án nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc bà mẹ, trẻ em tại các tuyến cơ sở. Ðối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ tăng cường đào tạo đội ngũ cô đỡ thôn, bản hoặc cán bộ y tế thôn, bản biết quản lý thai, đỡ đẻ sạch, đẻ an toàn kể cả phát hiện, xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời trong những trường hợp mang thai có nguy cơ. Ngoài ra, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện chế độ chính sách nhằm thu hút cán bộ chuyên môn, nhất là cán bộ giỏi về công tác lâu dài ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, đồng thời ban hành quy định về nghĩa vụ xã hội đối với bác sĩ về công tác tại các vùng sâu, vùng xa theo hướng tuyến trên về hỗ trợ tuyến dưới trực tiếp tham gia khám, chữa bệnh và đào tạo cán bộ bằng hình thức cầm tay chỉ việc.
Xu hướng phát triển bệnh viện vụ sản trên thế giới
“Hiện nay, ranh giới chất lượng của bệnh viện công – tư đã không còn quá rõ ràng. Tại các bệnh viện công lập đã đầu tư xây dựng những khu quốc tế, phòng dịch vụ với trải nghiệm 5 sao, dịch vụ đẻ không đau… để phục vụ cho các gia đình muốn tân hưởng khoảnh khắc chào đón các thiên thần nhỏ. Tại các bệnh viện tư nhân, các ca sinh con cũng mời các bác sĩ đỡ đẻ có tay nghề cao tại bệnh viện công lập để tạo nên sự yên tâm toàn diện về khả năng xử lí y khoa.” – theo younetmedia.com
Từ nhận định trên chúng ta có thể thấy xu hướng cảu các bệnh viện hiện nay không chỉ riêng bệnh viện phụ sản tập trung vào trải nghiệm khách hàng – ở đây là bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và những người hoạt động tại bệnh viện (bác sĩ, y tá…). Với điều kiện sống và thu nhập tăng cao, cộng thêm với số lần sinh nở ít đi, các sản phụ thời nay có sự chuyển dịch về nhận thức khi thảo luận về đề tài sinh con. Họ sẵn sàng đầu tư nhiều hơn về tiền bạc để có những trải nghiệm tốt và an toàn hơn.
Đọc thêm: Tầm quan trọng của trang bị y tế hiện đại trong sản phụ khoa
Tham khảo ngoại cảnh: Thiết kế bệnh viện phụ sản Kampot – Campuchia
_______
Cát Mộc Healthcare Design CHD hàng đầu tại Việt Nam chuyên về lĩnh vực thiết kế bệnh viện, thiết kế kiến trúc Y tế.
NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ BÁO GIÁ CHI TIẾT
Cát Mộc Healthcare Design
Địa chỉ: 436B/6 Ba Tháng Hai, P.12, Q.10, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam.
[H]: 1900 75 75 76
[M]: 0966 68 04 68
Phản ánh chất lượng phục vụ: 0966 68 04 68
Fanpage: Thiết Kế Bệnh Viện