preloader image

Hệ thống thông tin chăm sóc sức khỏe bệnh nhân – HIS

Ở bài viết trước Cát Mộc Healthcare Design đã đề cập đến hệ thống thông tin bệnh viện giúp bạn đọc hiểu được HIS là gì và một số ứng dụng cơ bản của HIS. Hôm nay chúng tôi sẽ đề cập chi tiết đến từng phần trong hệ thống thông tin chăm sóc sức khỏe bệnh nhân HIS nói chung và các thành phần của HIS nói riêng.

1. TỔNG QUÁT

Hệ thống thông tin tạo điều kiện cho việc cung cấp và hỗ trợ các dịch vụ ở nhiều cấp độ khác nhau. Chúng hỗ trợ các hoạt động lập kế hoạch, quản lý và thực hiện các quy trình song đó cho phép ghi lại thông tin, dữ liệu thực hiện. 

Hệ thống thông tin chăm sóc sức khỏe đề cập đến một tập hợp các hệ thống cho toàn bộ dịch vụ chăm sóc sức khỏe bao gồm chăm sóc bệnh nhân cũng như các dịch vụ để phát hiện sớm bệnh tật, ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe và nâng cao sức khỏe thông qua phân tích dữ liệu.

Chủ đề chính được thảo luận trong bài viết này là hệ thống thông tin Bệnh viện (HIS) liên quan đến việc chăm sóc những người bị bệnh (bệnh nhân). Hệ thống được mô tả bên dưới cũng có thể áp dụng cho phòng khám ngoại trú đa khoa hoặc chuyên khoa.

2. HỆ THỐNG THÔNG TIN BỆNH VIỆN (Hospital Information System – HIS)

Hệ thống thông tin của bệnh viện được đánh giá thông qua 2 yếu tố:

  • Các chức năng cần có của một cơ sở chăm sóc sức khỏe.
  • Khả năng đáp ứng của công nghệ thông tin.

Hệ thống thông tin quản lý các thành phần khác nhau của cơ cấu tổ chức và hoạt động phức tạp của bệnh viện. Nó hoạt động như một bộ tích hợp của tất cả các thành phần này bằng cách thu thập, lưu trữ và chia sẻ thông tin – nguồn thông tin này phục vụ nhiều chức năng và mục đích khác nhau.

Hệ thống lớn sẽ chứa một tập hợp các hệ thống con và ứng dụng (được gọi là mô-đun). Ứng  dụng công nghệ thông tin hiện đại tối ưu hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp các dịch vụ của bệnh viện.

Nhìn chung, hệ thống thông tin của một cơ sở y tế tạo điều kiện thuận lợi cho hai nhóm hoạt động chính là chức năngdịch vụ. Hoạt động kinh doanh cốt lõi là việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe; quản lý bệnh viện với tư cách là một tổ chức kinh doanh hoặc nhà cung cấp cơ sở, thiết bị y tế.

Hệ thống thông tin bệnh viện HIS chủ yếu tập trung vào quản lý hoạt động của bệnh viện. Tuy nhiên, dữ liệu có sẵn từ hệ thống sau khi thu thập có thể được đối chiếu, phân tích và sử dụng để đưa ra các chiến lược hoạt độngnghiên cứu. HIS được chia làm hai hệ thống lớn: 

  • Hệ thống thông tin chăm sóc bệnh nhân (Patient Care Information System)
  • Hệ thống thông tin quản lý (Managerial Information System)

Hệ thống thông tin chăm sóc sức khỏe bệnh nhân - HIS

Hệ thống thông tin chăm sóc sức khỏe

Hệ thống thông tin hỗ trợ các hoạt động quản lý hành chính, nhân sự, cơ sở vật chất và phòng ốc được xem là hệ thống thông tin quản lý. Bài viết này Tiến Sĩ Abdollah Salleh chủ yếu đề cập đến hệ thống thông tin chăm sóc sức khỏe bệnh nhân – hoạt động kinh doanh cốt lõi của bệnh viện.

2.1. Chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin y tế

Hệ thống thông tin Bệnh viện phải có khả năng chia sẻ dữ liệu bệnh nhân với các tổ chức chăm sóc sức khỏe khác để quá trình chăm sóc được diễn ra liên tục thông qua trao đổi thông tin y tế hoặc kho dữ liệu.

Việc này được kỳ vọng sẽ đóng góp vào cơ sở dữ liệu y tế quốc gia (ở Malaysia: Hệ thống thông tin quản lý y tế quốc gia) bằng cách cung cấp thông tin cho các nhằm nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh và phát hiện sớm cũng như lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực, phân tích dịch tễ học, tính toán hỗn hợp bệnh ở cấp huyện, tiểu bang và quốc gia. Nó cũng phải cung cấp thông tin cho các hệ thống thuộc các tổ chức bên thứ ba, các cơ quan bên ngoài như hội đồng an toàn thuốc, cảnh sát, các công ty bảo hiểm và nhiều cơ quan khác.

Hệ thống thông tin chăm sóc sức khỏe bệnh nhân - HIS

Khả năng quản lý dữ liệu qua hệ thống máy tính (Data Management Capabilities in a Computerized System)

2.2. Năng lực đáp ứng của công nghệ thông tin

Công nghệ phát triển mở ra nhiều khả năng hỗ trợ việc quản lý dữ liệu được tốt hơn. Một ưu điểm chính của việc lưu trữ dữ liệu trong cơ sở dữ liệu hợp lí giúp chúng ta dễ dàng trích xuất và thao tác với dữ liệu một cách nhanh chóng tùy vào mục đích cụ thể. 

2.3. Đặc trưng của hệ thống thông tin Bệnh viện

Hệ thống thông tin Bệnh viện có thể được thiết kế và xây dựng ngay từ đầu hoặc mua từ một bên cung cấp dịch vụ sẵn có. Dù bằng cách nào, bộ phần mềm ứng dụng và cơ sở dữ liệu cần được đánh giá hoặc thẩm định để xác định tính phù hợp để sử dụng trước khi đưa vào sử dụng.

Các phần mềm mua sẵn cần được tùy chỉnh để phù hợp với dịch vụ, chính sách, quy trình và thiết bị của bệnh viện. Mặt khác, dựa vào các quy trình hiện để có thể yêu cầu điều chỉnh chúng sao cho phù hợp với các yêu cầu sử dụng công nghệ thông tin.

Dữ liệu cần được lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu được thiết kế phù hợp. Cấu trúc dữ liệu được xây dựng bằng cách xác định các thực thể, mối quan hệ và đặt tên cho các phần tử dữ liệu và các giá trị có thể được quy cho mỗi phần tử dữ liệu. Điều này đạt được thông qua hoạt động tái thiết kế quy trình kinh doanh, tùy chỉnhthiết kế cơ sở dữ liệu. Một khía cạnh quan trọng là việc sử dụng các quy ước đặt tên tiêu chuẩn dành riêng cho bệnh viện, chẳng hạn như cho các dịch vụ, địa điểm, danh mục nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc, thăm khám, gặp gỡ và sự kiện. Các phần tử dữ liệu tĩnh này được tạo sẵn trong các bảng tham chiếu. Đối với dữ liệu biến đổi, các nguyên tắc đặt tên tiêu chuẩn được chấp nhận rộng rãi như Snomed CT, LOINC, ICD… sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ dữ liệu và phân tích dữ liệu.

Khi triển khai, quy trình kiểm tra sự chấp nhận của người dùng phải kỹ lưỡng; ban đầu nên sử dụng phiên bản phát triển / xây dựng của hệ thống trong môi trường hoạt động mô phỏng và sau đó là phiên bản ứng dụng thực tế. Sau khi triển khai, hệ thống phải được thẩm định liên tục và cải tiến nếu cần.

Khi các hệ thống kế thừa được giữ lại, chúng phải phù hợp với cấu trúc và cách sắp xếp của HIS mới. Một vấn đề khó khăn là việc chuyển dữ liệu. Thành công phụ thuộc vào việc đảm bảo tính tương thích kỹ thuật cũng như tính nhất quán ngữ nghĩa giữa cơ sở dữ liệu mới với dữ liệu cũ để dữ liệu có thể được chuyển sang cơ sở dữ liệu mới và có thể truy cập được thông qua các ứng dụng mới. Chuyển dữ liệu là một phần lớn sẽ được đề cập ở các phần sau.

Một số thiết bị và dụng cụ có thể cần được thay thế hoặc thêm những thiết bị mới để tương thích với hệ thống. Sẽ có những thay đổi nhất định trong cách thu thập dữ liệu vì điều này cần phải phù hợp với cấu trúc dữ liệu, cách thu thập và trình bày được sử dụng bởi hệ thống.

2.4. Hệ thống tích hợp

Hệ thống thông tin và ứng dụng bao gồm các mô-đun dễ dàng tích hợp. Điều quan trọng là hệ thống thông tin Bệnh viện được tích hợp đầy đủ để các mô-đun hoạt động trơn tru. Tích hợp đề cập đến sự tương tác giữa phần mềm ứng dụng với nhau và với phần cứng, cho phép một phần mềm làm việc với một phần mềm khác cho một mục đích mong muốn. Tích hợp kém thường khiến người dùng phải thực hiện thêm các bước để hoàn thành tác vụ và cũng làm chậm thời gian phản hồi của hệ thống. Một phần quan trọng của tích hợp là giao diện của máy tính hệ thống thông tin với máy tính của phần cứng ngoại vi (máy móc, thiết bị đo lường, v.v.) cho phép chúng tham gia vào việc truyền và truy xuất dữ liệu hoặc hướng dẫn. Tích hợp cần được giải quyết ở giai đoạn thiết kế HIS cũng như thực hiện.

Bạn nên thiết kế hoặc mua một HIS đã được tích hợp đầy đủ ngay từ đầu và ở đó các mô-đun và hệ thống con được chứng minh là tương tác trơn tru với thời gian phản hồi có thể chấp nhận được và dễ sử dụng. Cố gắng tích hợp các phần mềm ứng dụng khác nhau với cấu trúc dữ liệu khác nhau và sử dụng các hệ thống hoạt động khác nhau tại thời điểm triển khai sẽ là một nhiệm vụ khó khăn. Tích hợp thường liên quan đến hai hoặc nhiều bên, vấn đề này có thể gây trở ngại cho việc thực hiện nhanh chóng và thành công là chia sẻ trách nhiệm, thống nhất lịch trình và phân bổ chi phí.

Một lưu ý quan trọng khác là sự phối hợp giữa các dịch vụ và đơn vị trong bệnh viện để mỗi phân hệ xem xét sự khác biệt trong các chính sách và thủ tục của họ. Điều mong muốn là các chính sách và thủ tục này được thực hiện, bổ sung, thống nhấttiêu chuẩn hóa.

2.5. Chia sẻ thông tin giữa các bên cung cấp dịch vụ

Thông tin liên lạc giữa các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc rất quan trọng. Có thể sử dụng nhiều cách tiếp cận và phương tiện khác nhau để tạo điều kiện liên lạc dễ dàng. Phương pháp chính là thông qua việc chia sẻ thông tin,điều này đạt được bằng cách đặt dữ liệu do mỗi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc tạo ra trong một cơ sở dữ liệu chung và sau đó cung cấp chúng cho những người khác thông qua các chế độ xem và hiển thị phù hợp với nhu cầu của nhiều loại người dùng khác nhau.

Hướng dẫn, đơn đặt hàng (thiết bị y tế, sản phẩm hỗ trợ y tế…) và lời nhắc có thể được đặt trong hộp thư của người dùng cá nhân trong một hệ thống gửi thư điện tử được tích hợp sẵn. Tin nhắn có thể được chuyển tiếp từ hệ thống thông tin đến người sử dụng thông qua hệ thống thông tin liên lạc nội bộ hoặc bên ngoài và các thiết bị như máy tính (hộp thư điện tử, thư điện tử qua mạng nội bộ và internet), bảng điện tử, điện thoại di động. Giao tiếp với bệnh nhân có thể thông qua cùng một phương tiện.

3. HỆ THỐNG THÔNG TIN CHĂM SÓC BỆNH NHÂN

Hệ thống thông tin bệnh viện (HIS) có thể được chia làm 2:

  • Các hệ thống cho chức năng chăm sóc bệnh nhân
  • Hệ thống thông tin quản lý

Các chức năng lâm sàng và các chức năng khác liên quan đến chăm sóc bệnh nhân được hỗ trợ bởi một tập hợp các hệ thống có thể được đặt tên chung là hệ thống thông tin cho chức năng chăm sóc bệnh nhân.

Patient Care Information System – hệ thống chăm sóc sức khỏe bệnh nhân

Thuật ngữ ‘Hệ thống EMR / EHR’ thường được sử dụng phổ biến. Thuật ngữ này là một từ nhầm lẫn và hoàn toàn không nên được sử dụng vì hệ thống thông tin chỉ hữu ích nếu chúng tạo điều kiện thuận lợi cho công việc chứ không chỉ là “việc tạo, lưu trữ và tổ chức hồ sơ bệnh án điện tử” như một số người hiểu.

Mục tiêu chức năng của hệ thống thông tin chăm sóc bệnh nhân là một hệ thống hỗ trợ hoạt động, các hệ thống con và ứng dụng này được kỳ vọng sẽ ứng dụng công nghệ thông tin một cách tối ưu để thực hiện các mục tiêu mong muốn trong các lĩnh vực sau:

  • Năng suất
  • Hiệu quả
  • Sự phù hợp
  • Hiệu suất
  • Chất lượng
  • Sự an toàn
  • Quyền riêng tư và bảo mật thông tin

Để đạt được các mục tiêu trên, hệ thống thông tin cần phải có các chức năng sau:

  • Hướng dẫn và cho phép thực hiện các quy trình chăm sóc bệnh nhân.
  • Tạo điều kiện giao tiếp giữa các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc thông qua việc chia sẻ thông tin.
  • Cho phép tự động hóa các quy trình làm việc thông qua các liên kết bên trong nó, tích hợp với các thành phần khác của hệ thống thông tin bệnh viện và giao tiếp với các máy tính, điện thoại, máy tính bảng, máy in và các máy quét khác.
  • Cung cấp hỗ trợ quyết định lâm sàng tại điểm chăm sóc.
  • Thu thập, lưu trữ và cung cấp thông tin lâm sàng để sử dụng.
  • Lưu trữ hồ sơ vĩnh viễn về các sự kiện và tất cả các hoạt động chăm sóc bệnh nhân (dưới dạng hồ sơ bệnh án điện tử và các tài liệu khác dựa trên các yêu cầu pháp lý y tế).

Bất kỳ hệ thống nào đang được thiết kế, đề xuất hoặc triển khai đều phải có các đặc điểm đáp ứng tất cả các mục tiêu và chức năng nêu trên cả về nội dung lẫn các phương pháp được sử dụng.

4. PHẠM VI NỘI DUNG VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN CHĂM SÓC BỆNH NHÂN

Hệ thống thông tin chăm sóc bệnh nhân bao gồm:

4.1. Hệ thống Thông tin quản lý bệnh nhân / khách hàng – patient / client Management Information system

4.2. Hệ thống thông tin lâm sàng – Clinical Information System (CIS)

  • CIS cho các chuyên ngành khác nhau – CIS for various specialties
  • Tài liệu lâm sàng – Clinical Documentation
  • Hỗ trợ quyết định lâm sàng – Clinical Decision Support
  • Hệ thống giám sát liên tục tập trung – Centralized Continuous Monitoring System
  • Hồ sơ y tế điện tử Electronic – Medical Record

4.3. Hệ thống hỗ trợ lâm sàng – Clinical Support Systems

  • Hệ thống thông tin phòng thí nghiệm
  • Hệ thống thông tin ngân hàng máu
  • Hệ thống thông tin X quang
  • Hệ thống thông tin dược phẩm
  • Hệ thống cung cấp thực phẩm và đồ uống
  • Hệ thống thông tin nhà hát / phòng điều hành
  • Hệ thống kiểm kê & nguồn cung cấp tiệt trùng và vô trùng
  • Các hệ thống hỗ trợ khác

4.4. Hệ thống cầu nối hoặc trung gian – Bridging or intermediary systems

  • Nhập đơn hàng – Hệ thống báo cáo kết quả (CPOE) Order Entry – Result Reporting System (CPOE)
  • Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thông tin bệnh nhân Patient Information Database Management System

4.5. Các ứng dụng hỗ trợ quản trị lâm sàng – Applications that support Clinical Governance

  • Ứng dụng hỗ trợ quyết định quản lý lâm sàng
  • Ứng dụng quản lý chất lượng và năng suất
  • Ứng dụng phòng chống và kiểm soát nhiễm trùng
  • Ứng dụng báo cáo và trích xuất dữ liệu lâm sàng

4.6. Phương tiện cung cấp dữ liệu cho các tổ chức bên ngoài.

Mối quan hệ của các hệ thống như được mô tả trong biểu đồ dưới đây:

Healthcare Information System – hệ thống thông tin chăm sóc sức khỏe bệnh nhân

Tất cả các hệ thống trên đều được nhân viên y tế sử dụng để chăm sóc bệnh nhân. Chăm sóc ở đây được định nghĩa là tất cả các hoạt động làm việc để cung cấp dịch vụ cho bệnh nhân đáp ứng nhu cầu của họ.

5. HỆ THỐNG THÔNG TIN LÂM SÀN (Clinical Information System – CIS)

Hệ thống Thông tin Lâm sàng (CIS) tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc bệnh nhân trực tiếp, tức là các hoạt động mà các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc chủ yếu là bác sĩ, y tá chuyên gia dinh dưỡng, Bác sĩ trị liệu, Nhà tâm lý học lâm sàng, Dược sĩ lâm sàng, Bác sĩ vi sinh lâm sàng, Bác sĩ X quang can thiệp, Bác sĩ nội soi, Bác sĩ đo thị lực, Bác sĩ thính học và nhiều người khác. Một CIS tốt cung cấp hỗ trợ và hướng dẫn cho các bác sĩ lâm sàng thực hiện công việc của họ bên cạnh việc thu thập dữ liệu tích hợp.

CIS chứa các mô-đun ứng dụng (được đặt tên) cho phép thực hiện những chức năng sau:

  • Lập kế hoạch chăm sóc (sử dụng các kế hoạch chăm sóc)
  • Cung cấp hỗ trợ quyết định lâm sàng
  • Tài liệu dữ liệu lâm sàng (nhập dữ liệu)
  • Kiểm soát chất lượng
  • Lưu trữ dữ liệu
  • Truy xuất và hiển thị dữ liệu

Hệ thống thông tin lâm sàng – Clinical Information System

6. HỆ THỐNG HỖ TRỢ LÂM SÀN

Hỗ trợ lâm sàng đề cập đến các dịch vụ:

  • Thực hiện các bài kiểm tra lâm sàng
  • Hỗ trợ các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ

Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc trực tiếp yêu cầu các dịch vụ này thông qua chức năng nhập đơn hàng lên hệ thống. Kết quả kiểm tra được gửi đến cơ sở dữ liệu từ nơi chúng được cung cấp. Các vật dụng như thuốc, sản phẩm máu, vật tư vô trùng và thực phẩm được giao cho những người / đơn vị yêu cầu chúng. Việc giao và nhận của họ được ghi lại trong cơ sở dữ liệu.

Hệ thống dịch vụ hỗ trợ lâm sàng – System for Clinical Support Services

7. TÍCH HỢP HỆ THỐNG THÔNG TIN CHĂM SÓC BỆNH NHÂN

Tích hợp trong hệ thống thông tin chăm sóc bệnh nhân là điều cần thiết. Sự vận hành trơn tru của hệ thống này phụ thuộc vào sự liên kết tích hợp giữa các hệ thống con / mô-đun bên trong nó. Điều mong muốn là chúng đã được tích hợp hoàn toàn tại thời điểm ban đầu sử dụng.

7.1. Ứng dụng bắc cầu

Phần mềm ứng dụng chăm sóc bệnh nhân chính, bản chất các hệ thống thông tin lâm sàng và các hệ thống hỗ trợ lâm sàng khác nhau được xây dựng xung quanh các thành phần trung gian:

  • Hệ thống Quản lý / Quản lý Bệnh nhân (đăng ký, lập lịch trình, phân bổ nguồn lực) – Patient Administration/Management System.
  • Ứng dụng báo cáo kết quả nhập đơn hàng (CPOE) – Order-Entry Result Reporting Application.
  • Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (DBMS) – Database Management System.
  • Hồ sơ y tế điện tử – Electronic Medical Record.
  • Giao diện hệ thống người dùng chung (màn hình giao diện người dùng, GUI) – Electronic Medical Record.

Các ứng dụng này được thiết kế trước tiên mỗi ứng dụng hỗ trợ điều trị bệnh và lâm sàng được thực hiện. Phần mềm ứng dụng bổ sung được thiết kế để tương thích với các ứng dụng trung gian này.

Biểu đồ thể hiện vai trò cầu nối của năm ứng dụng / chức năng chính của hệ thống thông tin chăm sóc bệnh nhân.

Ứng dụng bắc cầu – Bridging Applications

7.2 Vai trò của hệ thống quản lý / quản lý bệnh nhân (PMS)

Hệ thống Quản lý / Quản lý Bệnh nhân (PMS) cung cấp dữ liệu nhận dạng, nhân khẩu học và các dữ liệu tĩnh khác. Các hệ thống khác lấy những dữ liệu này từ cơ sở dữ liệu phải đảm bảo rằng chúng được chuẩn hóa.

Các thành phần của hệ thống quản lý / quản lý bệnh nhân / khách hàng.

Hệ thống quản lý bệnh nhân – Patient Management (Administration) System

7.3 Vai trò ứng dụng dành cho nhà cung cấp

Ứng dụng nhập đơn hàng hoạt động như một phương tiện liên lạc giữa các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc và công cụ để lập kế hoạch, bắt đầu và thực hiện các quy trình hoặc nhiệm vụ. Nó cho phép các giao dịch bắt đầu từ một mô-đun này chuyển sang một mô-đun khác. Nhãn được in với dữ liệu nhận dạng có thể được gắn vào mẫu để biết danh tính bệnh nhân và kết quả có thể được lưu vào hồ sơ của họ trong cơ sở dữ liệu.

Chức năng nhập đơn hàng, thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả

7.4. Vai trò của cơ sở dữ liệu thông tin bệnh nhân

Khả năng chia sẻ dữ liệu là điều cần thiết cho sự thành công của HIS. Cơ sở dữ liệu thông tin bệnh nhân cho phép lưu trữ dữ liệu do mỗi người dùng sau đó chia sẻ với người khác thông qua việc hiển thị trên màn hình máy tính hoặc tài liệu in (tài liệu và nhãn dán). Dữ liệu tích lũy có thể được phân tích bằng cách sử dụng các công cụ khác nhau để tạo báo cáo sử dụng cho quản lý và y tế.

Chia sẻ thông tin thông qua một cơ sở dữ liệu chung

Dữ liệu cũng có thể được xuất sang các hệ thống khác như:

  • Các cơ sở dữ liệu hoạt động được chia sẻ trong đó dữ liệu bệnh nhân được cung cấp cho các tổ chức khác nhằm mục đích chăm sóc bệnh nhân.
  • Cơ sở dữ liệu nơi dữ liệu bệnh nhân ẩn danh được tổng hợp và sử dụng cho Hệ thống thông tin quản lý (quản lý chiến lược, quản lý tài chính, lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp), phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, y tế công cộng, dịch tễ học) và nghiên cứu.

Kho dữ liệu và cơ sở dữ liệu hoạt động được chia sẻ

7.5. Sử dụng dữ liệu bệnh nhân thứ cấp

Khả năng phân tích, diễn giải và cung cấp chúng dưới dạng báo cáo cho các nhà quản lý và các cơ quan bên ngoài (ví dụ như Bộ Y tế) nên được xây dựng trong bất kỳ HIS nào. Nếu không, cần mua sắm hệ thống báo cáo và phân tích của bên thứ ba. Chức năng của nó sẽ là lưu giữ chúng trong một kho lưu trữ trước khi phân phối chúng cho các cơ quan liên quan đến việc lập kế hoạch, lập ngân sách, phân bổ nguồn lực và giám sát hiệu suất.

Các báo cáo được sử dụng bởi nhiều người dùng và người quản lý của tổ chức hoặc ở các cấp quản lý cao hơn để:

  • Tạo điều kiện thuận lợi cho các chức năng quản lý kinh doanh và quản trị lâm sàng trong bệnh viện / cơ sở chăm sóc sức khỏe.
  • Cung cấp dữ liệu cho các cơ quan bên ngoài (ví dụ như các cơ quan trong Bộ Y tế) để sử dụng ở cấp cộng đồng và quốc gia.

Các bệnh viện sẽ yêu cầu các báo cáo theo tiêu chuẩn chung (thông thường, được sử dụng một cách thường xuyên). Dữ liệu từ một nhóm bệnh nhân có thể được trích xuất và xử lý nhằm mục đích giám sát quản lý, kiểm toán và nghiên cứu. Ở cấp độ cao hơn, các báo cáo cơ bản có thể được tạo bao gồm các báo cáo để xác định hiệu suất hiện tại, chẳng hạn như các chỉ số hiệu suất chính (KPI), báo cáo hệ thống thông tin quản lý y tế (HMIS), báo cáo hệ thống tài liệu thông tin (IDS), báo cáo đăng ký bệnh hoặc thủ tục và chất lượng báo cáo đảm bảo.

7.6. Vai trò của hồ sơ y tế (medical record)

Chức năng truyền thống của Hồ sơ y tế trên giấy là lưu giữ và cung cấp dữ liệu lịch sử sẵn có cho người dùng lâm sàng hiện tại và tương lai để chăm sóc liên tục và cho người dùng không lâm sàng cho các mục đích hợp lệ khác nhau. Trong môi trường vi tính hóa, hầu hết các chức năng của hồ sơ giấy (tức là thu thập, lưu trữ, phân phối và truyền đạt dữ liệu) do Cơ sở dữ liệu thông tin về bệnh nhân đảm nhận. Trong quá trình chăm sóc, các nhà cung cấp (lâm sàng và không lâm sàng) gửi, ghi lại và truy xuất dữ liệu từ cơ sở dữ liệu này chứ không phải là hồ sơ y tế điện tử.

Tuy nhiên, vẫn cần thiết phải tạo và duy trì hồ sơ y tế cho mỗi bệnh nhân, vì lý do y tế pháp lý và nghề nghiệp. Vì vậy, nội dung và cách sắp xếp dữ liệu trong các ứng dụng lâm sàng và cơ sở dữ liệu cần phải tính đến các yêu cầu pháp lý và chuyên môn của hồ sơ bệnh án. Bệnh án điện tử được tạo thông qua một ứng dụng trích xuất dữ liệu được thiết kế đặc biệt bằng cách sử dụng một công cụ truy vấn xác định nội dung và cấu trúc của nó. Sau đó, nó có thể được in nếu cần thiết hoặc có sẵn ở định dạng khác nhau.

7.7. Vai trò của giao diện hệ thống người dùng chung (GUI)

Điều quan trọng đối với giao diện hệ thống người dùng, tức là màn hình giao diện người dùng được người dùng xem để truy cập các ứng dụng và nhập / truy xuất dữ liệu phải giống nhau cho tất cả các trường hợp sử dụng hệ thống. Giao diện được làm cho trực quan và quen thuộc bằng cách cố định các vị trí, hình dạng và bảng màu của menu điều hướng và bằng cách tiêu chuẩn hóa cách chúng hoạt động. Tốt nhất là tập hợp các ứng dụng hoặc chế độ xem mà người dùng yêu cầu được cung cấp cho họ, khi đăng nhập, bằng cách khớp chúng với vai trò của họ. Cần giảm thiểu nhu cầu đăng nhập và đăng xuất khỏi các ứng dụng khác nhau.

8. HỘI NHẬP VÀ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG

Điều quan trọng là hệ thống thông tin mà chức năng chăm sóc bệnh nhân có thể tích hợp với các hệ thống khác của HIS. Vì lợi ích của việc chọn hệ thống tốt nhất, có thể cần phải mua các hệ thống hoặc mô-đun riêng biệt từ các nhà cung cấp khác nhau. Phải xem xét thích đáng các lĩnh vực mà hệ thống thông tin quản lý tương tác với hệ thống thông tin cho chức năng chăm sóc bệnh nhân. Ví dụ về các lĩnh vực như vậy là tính phí và thanh toán, triển khai nguồn nhân lực, phân bổ giường và các dịch vụ đồ ăn, thức uống.

Việc sử dụng cơ sở dữ liệu thông tin về bệnh nhân chung và các công cụ phân tích – trích xuất dữ liệu tốt sẽ hỗ trợ các hoạt động báo cáo sự cố, dịch tễ học lâm sàng, giám sát dịch bệnh, quản lý chất lượng, đánh giá sử dụng, quản lý rủi ro và các chức năng tương tự.

9. HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

9.1. Chức năng của hệ thống thông tin quản lý

Hệ thống thông tin quản lý đề cập đến tập hợp các hệ thống con và ứng dụng hỗ trợ các nhà quản lý trong việc điều hành bệnh viện như:

  • Các doanh nghiệp kinh doanh
  • Các nhà cung cấp dịch vụ khách sạn
  • Cơ sở vật chất

Thuật ngữ ‘managerial‘ khá chung chung, đề cập đến một tập hợp các hệ thống con hữu ích cho các nhà quản lý. Nó được sử dụng ở đây vì các thuật ngữ khác như hệ thống quản lý / điều hành / kinh doanh / hoạch định nguồn lực doanh nghiệp có cách sử dụng riêng.

9.2 Các thành phần của hệ thống thông tin quản lý

Các hệ thống hỗ trợ hoạt động kinh doanh bao gồm:

  • Hệ thống thông tin quản trị chung & tự động hóa văn phòng
  • Hệ thống tính phí, lập hóa đơn và nhận thanh toán (kế toán)
  • Hệ thống quản lý nguồn nhân lực
  • Hệ thống tài chính và ngân sách
  • Hệ thống thu mua và kiểm kê hàng tiêu dùng

Các hệ thống hỗ trợ các dịch vụ hiếu khách của bệnh viện bao gồm:

  • Quản lý giường
  • Hệ thống đặt hàng, cung cấp thực phẩm – đồ uống

Hệ thống quản lý bệnh viện như một cơ sở vật chất bao gồm:

  • Hệ thống kỹ thuật cơ sở
  • Hệ thống bảo trì và kiểm kê thiết bị và máy móc
  • An toàn môi trường, vệ sinh, làm sạch và quản lý chất thải

Hệ thống hỗ trợ quyết định quản lý (Managerial Decision Support Systems – DSS) có thể rất hữu ích và bao gồm công việc:

  • Hỗ trợ ra quyết định quản lý kinh doanh
  • Hỗ trợ ra quyết định quản trị lâm sàng

DSS có thể có khả năng thay đổi, nó có thể là các công cụ thống kê đơn giản hoặc phần mềm kinh doanh thông minh. Các tổ chức lớn cũng có thể muốn tạo một kho dữ liệu và sử dụng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp.

Hệ thống thông tin quản lý – Mangerial Information System

Các thành phần tạo nên Hệ thống thông tin quản lý có phạm vi rộng và phức tạp. Chúng không nằm trong phạm vi của cuộc thảo luận này (tại thời điểm này) nhưng những vấn đề được đề cập ở đây khá đầy đủ.

Tham khảo: drdollah.com

Bài viết tương tự:

– 5 Tiêu chí không thể thiếu khi chọn một công ty thiết kế bệnh viện

– Kiến trúc bệnh viện tác động đến cuộc sống bệnh nhân như thế nào?

– 5 Yếu tố chính trong việc lập kế hoạch thiết kế bệnh viện.

Cát Mộc Healthcare Design CHD hàng đầu tại Việt Nam chuyên về lĩnh vực thiết kế bệnh viện, thiết kế kiến trúc Y tế.

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ BÁO GIÁ CHI TIẾT

 

Cát Mộc Healthcare Design

Địa chỉ: 436B/6 Ba Tháng Hai, P.12, Q.10, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam.

[H]: 1900 75 75 76

[M]: 0966 68 04 68

Phản ánh chất lượng phục vụ: 0966 68 04 68

Fanpage: Thiết Kế Bệnh Viện

BÀI VIẾT GẦN ĐÂY

Cát Mộc Healthcare Design (CHD) - Thương hiệu chuyên nghiên cứu và thiết kế các công trình bệnh viện, phòng khám và trung tâm y tế tại Việt Nam

BÁO GIÁ TƯ VẤN THIẾT KẾ