preloader image

Làm thế nào để nâng cấp và mở rộng Bệnh viện hiệu quả?

Mở rộng bệnh viện là cơ hội để phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng, bổ xung các dịch vụ mới và đồng thời cải thiện kết quả kinh doanh của bệnh viện.

Khi nào cần mở rộng bệnh viện? Nếu vậy, chủ đầu tư cần phải bắt đầu từ đâu?

Trong bài viết này chúng tôi cung cấp cho các bạn một cơ sở để trả lời được những câu hỏi này.

BẠN CÓ NÊN ĐẦU TƯ MỞ RỘNG BỆNH VIỆN KHÔNG?

Thiết kế Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vạn An

Kế hoạch của một dự án mở rộng hoàn chỉnh phải giải quyết được những thách thức thật sự quan trọng của bệnh viện – đối với bên nhân, nhân viên chăm sóc sức khỏe, quản lý, điều hành cơ sở và cuối cùng là đảm bảo lợi nhuận của bạn. Dưới đây là một số thách thức phổ biến nhất mà việc mở rộng bệnh viện có thể giải quyết:

  • Khi các nhu cầu chăm sóc sức khỏe, nhu cầu của bệnh nhân và nhân viên tăng vượt khả năng không gian cơ sở hiện tại.
  • Cộng đồng mà bạn phục vụ yêu cầu các dịch vụ bổ xung mà bạn không thể cung cấp với kiến trúc sử dụng hiện tại.
  • Khuôn viên và không gian của kiến trúc ban đầu gặp vấn đề trong việc cung cấp dịch vụ làm tốn thời gian của người sử dụng, tiêu hao năng lượng gây lãng phí.
  • Không gian hành lang nhỏ gây ra vấn đề lớn với bệnh nhân, bác sĩ khi di chuyển giữa các tòa nhà.
  • Cách bố trí hệ thống của tòa nhà đang gây ra những thách thức về bảo trì.

Nếu bạn là nhà đầu tư và đang gặp các vấn đề trên thì có thể đã đến lúc mở rộng bệnh viện.

QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH CHO DỰ ÁN MỞ RỘNG BỆNH VIỆN

Một kế hoạch rõ ràng sẽ giúp dự án dễ dàng thành công, việc này sẽ giải quyết được những thách thức lớn nhất về cơ sở vật chất của bệnh viện; rút ngắn thời gian thực hiện; tiết kiệm ngân sách; ít gây ảnh hưởng đến môi trường. Vậy làm thế nào để có thể có một kế hoạch đáp ứng được những nhu cầu này? 

Thiết kế Bệnh viện Đa khoa Hồng Hưng

Chúng ta bắt đầu bằng cách tiến hành nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng về những thách thức đang gặp phải. Dựa vào đó hình thành một chiến lược rõ ràng và đưa ra hướng giải quyết cụ thể dựa vào nguồn lực hiện có bao gồm: không gian, thời gian, chi phí, nhân sự… Dưới đây là một số bước nghiên cứu chính cần thực hiện:

 1. Phỏng vấn các phòng ban liên quan trong bệnh viện

Một kiến trúc bệnh viện được tạo ra nhằm phục vụ tất cả các bên liên quan từ lãnh đạo, quản trị viên cấp cao đến người quản lý cơ sở và nhân viên tuyến đầu. Việc phỏng vấn các bên liên quan giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về những vấn đề, thách thức của những người đang làm việc trực tiếp tại hệ thống bệnh viện, vì vậy nhà đầu tư có thể lập kế hoạch mở rộng để giải quyết các vấn đề hiện hữu.

2. Đánh giá lại hệ thống hiện có

Cần cho các kỹ sư, kiến trúc sư có chuyên môn đánh giá lại tổng thể hiệu quả hoạt động của kiến trúc cũ bao gồm cách bố trí, luồng giao thông, hệ thống công nghệ và các yếu tố xây dựng khác, bao gồm:

  • Hệ thống tòa nhà, HVAC, điện và đường ống
  • Công nghệ y tế chẳng hạn như hệ thống Pyxis SupplyStation & các thiệt bị chụp X quang.
  • Tuân thủ các quy tắc về xây dựng.
  • Quy trình sử dụng năng lượng và xây dựng hệ thống tiết kiệm năng lượng hiệu quả.
  • Bảo vệ sự an toàn của bệnh nhân và đội ngũ y tế.

Thiết kế Bệnh viện Đa khoa Hồng Hưng

Những đánh giá này cho phép nhóm của bạn lập được một kế hoạch về kiến trúc và xây dựng hệ thống trong tương lai nhằm giải quyết hoàn thiện các vấn đề chính đồng thời dự toán các vấn đề có thể xảy ra trong tương lai.

3. Xác định khả năng tài chính – nguồn vốn của nhà đầu tư

Tiến hành đánh giá lại khả năng tài chính và đảm bảo ngân sách của team dự án đề ra phải phù hợp với ngân sách của nhà đầu tư. Xác định dịch vụ nào mang lại lợi nhuận hoặc đang thua lỗ nhằm phân bổ ngân sách sao cho phù hợp.

4. Điều chỉnh việc mở rộng với các kế hoạch chiến lược

Thiết kế Bệnh viện Thẩm mỹ Quốc tế Thảo Điền

Nếu bạn đang có bất kỳ kế hoạch chiến lược hoặc kế hoạch bố trí kiến trúc nào hiện có, hãy chia sẻ với nhóm dự án của bạn. Những người có chuyên môn sẽ cho nhà đầu tư những góp ý đáng giá và bổ xung những chi tiết bên ngoài khi cần thiết. Việc lập kế hoạch chiến lược thúc đẩy một dự án thành công và cần được hoàn thành trước khi bắt đầu xây dựng.

5. Lập kế hoạch mở rộng trước khi bắt đầu xây dựng

Thiết kế Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Kampot

Việc đầu tiên bạn cần là lập kế hoạch mở rộng trước khi tiến hành xây dựng cơ sở của mình. Điều này rất phổ biến đối với các bệnh viện hiện nay. Họ chia ra thành từng giai đoạn để xây dựng và kèm theo đó là một bản kế hoạch mở rộng, bổ xung dựa vào nhu cầu thị trường và năng lực thực thi hiện có. Nếu bạn có một kế hoạch mở rộng, bạn có thể đầu tư một cách chiến lược vào việc xây dựng theo thời gian để đảm bảo các hoạt động về dòng tiền và tiết kiệm chi phí ban đầu nhưng vẫn đạt mức độ hiệu quả. Một số ví dụ như:

  • Mái nhà được thiết kế với một lớp bê tông có thể hỗ trợ mở rộng theo chiều dọc.
  • Các đường ống được thiết kế phù hợp cho việc mở rộng theo chiều ngang.
  • Chọn các vật liệu ít tốn kém hơn cho các bức tường và các khu vực bạn định thay thế khi mở rộng về sau.

TÌM HIỂU VỀ CHI PHÍ MỞ RỘNG BỆNH VIỆN

Dựa vào từng mức độ dự án chi phí để mở rộng sẽ khác nhau, nhà đầu tư có thể chia làm ba loại lớn như sau:

  • Hard costs – chi phí xây dựng
  • Soft cost – chi phí cấp phép, thiết kế kiến trúc, bảo hiểm, kỹ thuật, khảo sát đất đai…
  • Financing cost – thanh toán lãi vay và chi phí dự phòng cho các khoản vay dự án

Thiết kế Bệnh viện Quân y Lý Sơn

Ngoài ra có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi phí ví dụ như:

  • Vị trí của dự án ảnh hưởng đến chi phí đất đai và lao động, cũng như các nguồn lực sẵn có.
  • Tiến trình thực hiện dự án – một dự án gấp rút có thể đòi hỏi nhiều nguồn nhân lực hơn, điều này có thể làm tăng chi phí.
  • Lựa chọn vật liệu sử dụng – vật liệu luôn dao động về giá tùy vào từng thời điểm. Đôi khi một số vật liệu đắt hơn những vật liệu khác nhưng về chất lượng thì tương đương.
  • Chi phí sử dụng năng lượng và chi phí vận hành dài hạn – những chi phí này có thể vượt quá chi phí xây dựng theo thời gian dài. Vì vậy cần phải tính bằng cách phân tích chi phí vòng đời sử dụng.

Cách tốt nhất để giảm chi phí và đảm bảo mức độ hiệu quả về sau là làm việc trực tiếp với các chuyên gia ước tính và nhóm dự án có kinh nghiệm.

Bài viết tương tự:

5 Tiêu chí không thể thiếu khi chọn một công ty thiết kế bệnh viện

Kiến trúc bệnh viện tác động đến cuộc sống bệnh nhân như thế nào?

5 Yếu tố chính trong việc lập kế hoạch thiết kế bệnh viện.

Cát Mộc Healthcare Design CHD hàng đầu tại Việt Nam chuyên về lĩnh vực thiết kế bệnh viện, thiết kế kiến trúc Y tế.

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ BÁO GIÁ CHI TIẾT

Cát Mộc Healthcare Design

Địa chỉ: 436B/6 Ba Tháng Hai, P.12, Q.10, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam.

[H]: 1900 75 75 76

[M]: 0966 68 04 68

Phản ánh chất lượng phục vụ: 0966 68 04 68

Tham khảo: https://www.korteco.com/construction-industry-articles/hospital-expansion-complete-guide/

BÀI VIẾT GẦN ĐÂY

Cát Mộc Healthcare Design (CHD) - Thương hiệu chuyên nghiên cứu và thiết kế các công trình bệnh viện, phòng khám và trung tâm y tế tại Việt Nam

BÁO GIÁ TƯ VẤN THIẾT KẾ