“Bệnh viện lớn hơn 400 giường bệnh” của dự án UNK đã giành vị trí thứ hai trong cuộc thi thiết kế bệnh viện tích hợp phương pháp hiện đại hóa.
Chủ đề chính của cuộc thi là “Người xây dựng sức khỏe – Health Constructor” đặt ra hai mục tiêu và đặc điểm chính. “Constructor” – Người xây dựng ngụ ý rằng dự án này linh hoạt và có thể mở rộng quy mô để phù hợp với các điều kiện khác nhau, đồng thời cấu trúc của nó cũng có thể thay đổi. “Health” – Sức khỏe chỉ ra rằng cơ sở y tế giống như một tòa nhà, không chỉ là nơi dành cho người bệnh mà là nơi điều trị và hồi phục sức khỏe.
“Sức khỏe của mọi người là nền tảng trong thiết kế bệnh viện. Để làm điều này, chúng tôi đã phân chia khu vực theo chức năng khác với cách phân chia của trung tâm y tế. Giải pháp chúng tôi đưa ra rõ ràng và đơn giản, có thể mở rộng quy mô và đa dạng hóa để tránh tình trạng tất cả các thành phố của chúng ta sẽ có những bệnh viện giống nhau”.
Đề án xây dựng bệnh viện
Khi thiết kế và xây dựng bệnh viện liên quan đến quỹ đất, nếu không biết cách sử dụng sẽ mà tăng chi phí khi tăng diện tích xây dựng. Để tránh điều đó, UNK Project mở rộng quy mô xây dựng, khi thiết kế bệnh viện, KTS phân chia khu đất theo chức năng theo một logic nhất định. Phần đất được chia thành bốn khu vực – khu vực riêng dành cho bệnh nhân trong bệnh viện, khu vực công cộng có chỗ đậu xe cho khách, khu vực cách ly danh cho các bệnh dễ lây nhiễm và khu vực vận chuyển/bảo trì. Khi đó, giao thông cũng được phân chia thành 5 hướng đi đến từng khu vực riêng để phân luồng khách, nhân viên, trạm cứu thương và các khoa cách ly.
Cách phân chia của bệnh viện như sau: khu vực sảnh, lễ tân là cố định, xây dựng sân bệnh viện với thảm thực vật phong phú, phòng giải phẫu đặt ở những vị trí thuận tiện với lối đi. Bên cạnh đó, các tuyến đường chính dành cho người đi bộ, nơi đậu xe cho nhân viên, khu chuyển hàng hay đậu xe cứu thương cũng được bố trí thuận tiện.
Để đáp ứng linh hoạt theo bối cảnh và môi trường, tòa nhà chính của bệnh viện chia thành 11 đơn vị chức năng. Các phân khu tách biệt độc lập, phân chia theo nguyên tắc ưu tiên vào nhiệm vụ chính của bệnh viện.
Phần trung tâm của công trình bệnh viện là khu vực công công như tiền sảnh, văn phòng quản lý xây dựng theo cả chiều ngang và dọc. Nhóm phòng khám ngoại trú chia thành khu vực dành cho người lớn và trẻ em, phân luồng bệnh nhân theo phường. Bên cạnh đó còn gồm khu vực phụ sản, dãy nhà cách ly, phòng công nghệ, phòng sát trùng, nhà xe cứu thương.
Khu xây dựng khu vực trung tâm ngoài lối vào với bàn tiếp tân còn thiết kế không gian công cộng đầy đủ để bệnh nhân và người nhà chờ và nghỉ ngơi, thăm bệnh nhân, thanh toán viện phí, mua thuốc. Dự án UNK nhấn mạnh đặc điểm nhân văn này thông qua hiện đại hóa chức năng của bệnh viện – mọi người đến phòng khám không phải để bị bệnh mà để hồi phục và khỏe mạnh. Trên bản vẽ 3D, nhóm KTS thiết kế tiền sảnh như khu nghỉ dưỡng sức khỏe, câu lạc bộ thể dục hoặc trung tâm cộng đồng.
Hơn nữa, bản thiết kế thiết lập một số quy tắc nhất định về sắp xếp khu vực để tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ và bệnh nhân, cũng như giảm thời gian họ di chuyển giữa các không gian. Cách này giúp cho bệnh nhân và nhân viên được phân luồng khu vực dễ dàng.
Ở tầng một, bên cạnh lối vào là các phòng khám ngoại trú và sơ cứu như phòng cấp cứu, khoa nhập viện của bệnh viện, phòng chăm sóc ung thư nhẹ và ngoại trú. Tầng thứ hai có một khán phòng, các phòng thí nghiệm, chẩn đoán chức năng và phòng chụp X-quang cách đều với các khoa khác. Tầng thứ ba là phòng mổ và các khu chăm sóc đặc biệt. Tầng 4 là trung tâm phụ sản và phòng khám ngoại trú cho người lớn. Tầng thứ năm là thần kinh; thứ sáu là tim mạch. Tầng ngầm bao gồm các cơ sở nhân sự như phòng thay đồ, căng tin, văn phòng quản lý và phòng tập thể dục.
Lợi ích của tiêu chuẩn hóa
Công nghệ xây dựng bệnh viện đòi hỏi các nhà thiết kế có kiến thức chuyên môn cao. UNK đề ra mô hình thiết kế bệnh viện có quy mô thích ứng hiệu quả trong vận hành. Tuy nhiên, bản vẽ này không linh hoạt khi chỉ có một bước thực hiện, áp dụng nhiều tiêu chuẩn không thể thay đổi. Ví dụ: trong bản vẽ 5400×4800 mm chia thành hai phòng, mỗi phòng 12 mét vuông hoặc một phòng 24 mét vuông, nghĩa là bạn có thể dễ dàng giảm hoặc tăng số lượng phòng điều trị hoặc giường bệnh nếu có nhu cầu. Bộ xây dựng cũng cho phép thêm các phòng ban bổ sung nếu cần thiết hoặc tinh chỉnh cấu trúc của tòa nhà theo các chi tiết cụ thể của khu đất.
Bản sắc kiến trúc vùng miền và tiêu chuẩn hóa
Tiêu chuẩn hóa trong kiến trúc tòa nhà còn nhiều khó khăn trong việc áp dụng. Các kiến trúc sư không để các tòa nhà bệnh viện mất đi bản sắc địa phương nên khi thiết kế đã đặt yếu tố văn hóa vào kiến trúc lối vào. Kiến trúc của nó phản ánh cả các yêu cầu chức năng đặc biệt và bản sắc vùng miền. Khu vực trung tâm công cộng của cơ sở y tế được thiết kế dưới dạng lều du mục, lều tuyết hoặc nhà có mái dốc. Do đó, yếu tố “ tiêu chuẩn hóa” không áp dụng được trong thiết kế khu vực này của bệnh viện.
Kỹ thuật áp dụng trong thiết kế bệnh viện là công nghệ kiến trúc mô-đun. Cách thức này giúp đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Điểm nổi bật của công trình là không cần giàn giáo, mọi chi tiết đều được sản xuất sẵn ở nhà xưởng và vận chuyển đến địa bàn để lắp đặt.
Mặt tiền phòng khám làm từ các mô-đun với ba kích thước: 3,6m-1,35m-3,2m. Ngoài ra, mẫu mặt tiền chia thành nhiều mảng màu tạo sự nổi bật. Julius Borisov chia sẻ “Việc sử dụng đồ trang trí liên quan đến đặc địa lý, hoặc phong tục địa phương, hoặc khí hậu địa phương mang lại nét đặc trưng riêng cho thiết kế. Các mô-đun cũng cho phép thay đổi độ dày của lớp giữ nhiệt, thay đổi tỷ lệ kính, làm ban công trong bệnh viện và sử dụng các vật liệu trang trí khác nhau.
Do đó, “Health Constructor” giải quyết hai vấn đề chính của việc xây dựng tiêu chuẩn liên quan đến việc tìm kiếm cá nhân trong tiêu chuẩn. Đầu tiên, tính linh hoạt và thích ứng của công trình giúp tránh được việc tinh chỉnh và giảm chi phí xây dựng. Thứ hai, thiết kế bệnh viện này thay đổi những quy tắc cũ, tạo các khu chức năng hiệu quả.