YÊU CẦU NỘI DUNG CÔNG TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ BỆNH VIỆN
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế mới, thiết kế cải tạo và nâng cấp các Bệnh viện đa khoa trên toàn quốc có quy mô trên 500 giường.
Chú thích: Trong trường hợp Bệnh viện đa khoa có những yêu cầu đặc biệt phải ghi rõ trong dự án đầu tư xây dựng công trình và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 2622, Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế.
TCVN 4474, Thoát nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế:
TCVN 4513, Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế,
TCVN 5502 : 2003, Nước cấp sinh hoạt – Yêu cầu chất lượng;
TCVN 5687 : 2010, Thông gió, điều tiết không khí – Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 6160, Phòng cháy chữa cháy. Nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế;
TCVN 6561, An toàn bức xạ ion hóa tại các cơ sở X quang y tế;
TCVN 6869, An toàn bức xạ. Chiếu xạ y tế. Quy định chung;
TCVN 6772, Chất lượng nước. Chất thải sinh hoạt. Giới hạn ô nhiễm cho phép;
TCVN 7382 : 2004, Chất lượng nước. Nước thải bệnh viện – Tiêu chuẩn thải;
TCVN 9385: 2012, Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
TCXDVN 264: 2002, Nhà và công trình – Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.
3. Nội dung công trình và giải pháp thiết kế
3.1. Yêu cầu chung
3.1.1. Nội dung công trình
Khoa Khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú;
Khu Điều trị nội trú;
Khu Kỹ thuật nghiệp vụ;
Khu Hành chính quản trị;
Khu Hậu cần kỹ thuật và Dịch vụ tổng hợp.
3.1.2. Yêu cầu về kích thước thông thủy
3.1.2.1. Chiều cao phòng
3.1.2.1.1. Chiều cao thông thủy tối thiểu của các gian phòng trong bệnh viện được quy định là 3,0 m và được phép thay đổi tùy theo yêu cầu của từng khoa trong bệnh viện.
Chiều cao thông thủy các phòng tắm rửa, xí tiểu, kho đồ vật bẩn không nhỏ hơn 2,4 m.
CHÚ THÍCH: Trong trường hợp sử dụng điều hòa không khí cho phép giảm chiều cao để sử dụng tiết kiệm năng lượng. Nếu sử dụng thiết bị làm sạch không khí phải đảm bảo độ cao để lắp đặt thiết bị tùy theo yêu cầu cụ thể.
3.1.2.1.2. Chiều cao thông thủy của các khu vực trong khoa Phẫu thuật được quy định như sau:
– Chiều cao khu vô khuẩn, khu sạch: không thấp hơn 3,3 m;
– Chiều cao khu phụ trợ: không thấp hơn 3,0.
3.1.2.2. Hành lang
– Chiều rộng của hành lang giữa: không nhỏ hơn 2,4 m;
– Chiều rộng của hành lang giữa (có di chuyển giường đẩy, kết hợp chỗ đợi): không nhỏ hơn 3,0 m;
– Chiều rộng của hành lang bên: Không nhỏ hơn 1,8 m;
– Chiều rộng của hành lang bên (có di chuyển giường đẩy, kết hợp chỗ đợi): không nhỏ hơn 2,4 m;
– Chiều cao hành lang: không thấp hơn 2,7 m;
CHÚ THÍCH: Phải bố trí tay vịn hai bên hành lang trong bệnh viện để trợ giúp cho người khuyết tật và người bệnh. Độ cao lắp đặt tay vịn từ 0,75 m đến 0,8 m.
3.1.2.3. Cửa đi
– Chiều cao của cửa đi: không thấp hơn 2,1 m;
– Chiều rộng của cửa đi một cánh: không nhỏ hơn 0,9 m;
– Chiều rộng của cửa đi hai cánh: không nhỏ hơn 1,2 m;
– Chiều rộng của cửa đi chính vào các phòng mổ, đỡ đẻ, cấp cứu và chăm sóc tích cực: không nhỏ hơn 1,6 m;
– Chiều rộng của cửa đi chính của phòng chiếu chụp: không nhỏ hơn 1,4
– Chiều rộng cửa phòng vệ sinh: không nhỏ hơn 0,8
CHÚ THÍCH: Kích thước hành lang, cửa đi của các khoa tùy theo yêu cầu sử dụng được quy định riêng.
3.1.2.4. Cầu thang và đường dốc
Thiết kế cầu thang, đường dốc phải đảm bảo quy định về an toàn sinh mạng và sức khỏe cho người sử dụng [4] và đáp ứng yêu cầu sau:
– Chiều rộng của mỗi vế thang: không nhỏ hơn 2,1
– Chiều rộng của chiếu nghỉ cầu thang: không nhỏ hơn 2,4
– Độ dốc của đường dốc: không nhỏ hơn 1:10;
– Chiều rộng của đường dốc: không nhỏ hơn 2,1
– Chiều rộng của chiếu nghỉ đường dốc: không nhỏ hơn 3,0 m;
– Tại lối ra vào chính phải có đường dốc dành cho người khuyết tật có chiều rộng: không nhỏ hơn 1,2
3.1.2.5. Thang máy
– Kích thước thang máy (cabin) phải đủ cho cáng bệnh nhân và 04 người, chiều rộng x chiều dài: không nhỏ hơn 1,3 m x 2,1 m;
– Kích thước thang máy cho nhân viên, chiều rộng x chiều dài: không nhỏ hơn 1,1 m x 1,4 m;
– Chiều rộng của thang máy: không nhỏ hơn 0,9 m;
– Tốc độ thang máy cho bệnh nhân: không lớn hơn 0,75 m/s.
TCVN 4470 : 2012 thay thế TCVN 4470 : 1996.
TCVN 4470: 2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 305 : 2007 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b) khoản 1 Điều 7 Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 4470 : 2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
_______
Cát Mộc Healthcare Design CHD hàng đầu tại Việt Nam chuyên về lĩnh vực thiết kế bệnh viện, thiết kế kiến trúc Y tế.
NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ BÁO GIÁ CHI TIẾT
Chỉ cần Nhắn tin với chúng tôi ở khung chat bên phải hoặc Liên hệ qua biểu mẫu.
Địa chỉ: 436B/6 Ba Tháng Hai, P.12, Q.10, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam.
[H]: 1900 75 75 76
[M]: 0966 68 04 68
Phản ánh chất lượng phục vụ: 0966 68 04 68