preloader image

Yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng bệnh viện

YÊU CẦU VỀ KHU ĐẤT XÂY DỰNG VÀ QUY HOẠNH TỔNG MẶT BẰNG BỆNH VIỆN

Bài viết này Cát Mộc Healthcare Design sẽ đề cập về những yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoanh tổng mặt bằng bệnh viện.

1. Yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng

1.1. Yêu cầu về khu đất xây dựng

Vị trí khu đất xây dựng phải phù hợp với quy hoạch được duyệt, giao thông thuận lợi và có tính đến nhu cầu phát triển trong tương lai; Vệ sinh thông thoáng, yên tĩnh, tránh các khu đất có môi trường bị ô nhiễm; Phù hợp với phân khu chức năng được xác định trong quy hoạch tổng mặt bằng của đô thị; Quy mô của Bệnh viện và chỉ tiêu diện tích sàn xây dựng bình quân cho một giường bệnh được quy định như sau: 

 

Số giường bệnh (giường) Diện tích sàn xây dựng bình quân (m2 / giường bệnh) Diện tích đất (ha)
trên 500 từ 80 đến 90 4,0
CHÚ THÍCH:

1)    Diện tích khu đất xây dựng quy định ở trên, không tính cho các công trình nhà ở và phúc lợi công cộng phục vụ cho đời sống cán bộ công nhân viên. Các công trình này được xây dựng ngoài khu đất xây dựng bệnh viện.

2)    Trường hợp diện tích đất xây dựng các bệnh viện trong đô thị không đảm bảo được quy định nêu trên, khuyến khích thiết kế bệnh viện hợp khối, cao tầng nhưng phải tuân thủ và đảm bảo dây chuyền hoạt động của bệnh viện.

3.2. Yêu cầu về quy hoạch tổng mặt bằng

3.2.1. Giải pháp bố cục mặt bằng Bệnh viện phải đảm bảo yêu cầu sau:

– Hợp lí, không chồng chéo giữa các bộ phận và trong từng bộ phận;

– Điều kiện vệ sinh và phòng bệnh tốt nhất cho Khu điều trị nội trú, khu Khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú;

– Đáp ứng nhu cầu phát triển của bệnh viện trong tương lai.

3.2.2. Tổ chức không gian của các tòa nhà, từng bộ phận của các khối trong Bệnh viện phải đảm bảo các yêu cầu sau:

– Có lối đi riêng biệt cho vận chuyển thuốc men, thức ăn, đồ dùng sạch và đồ vật bẩn – nhiễm khuẩn, tử thi, rác…;

– Giữa các thao tác thủ thuật vô khuẩn và hữu khuẩn phải được ngăn riêng biệt;

– Có biện pháp cách ly hợp lý giữa khoa Truyền nhiễm với các khoa khác, với các bộ phận khác nhau trong khoa Truyền nhiễm.

3.2.3. Hệ thống giao thông nội bộ trong bệnh viện phải đảm bảo các yêu cầu sau:

3.2.3.1. Các luồng giao thông không chồng chéo.

3.2.3.2. Thuận tiện cho hoạt động của nhân viên, khách, bệnh nhân, dịch vụ hậu cần, vận chuyển rác và tử thi. Phải có ít nhất hai cổng ra vào:

– Cổng chính dành cho bệnh nhân, cán bộ nhân viên và khách. Bố trí đường riêng cho cấp cứu 24 giờ/ngày;

– Cổng phụ dành cho cung ứng vật tư, vận chuyển chất thải, kỹ thuật phụ trợ và phục vụ tang lễ.

CHÚ THÍCH: Nên bố trí cổng riêng cho cấp cứu và cổng riêng cho khu tang lễ.

3.2.3.3. Hệ thống hành lang, đường dốc, hành lang cầu phải được thiết kế có mái che và đảm bảo liên hệ thuận tiện giữa các khối công trình, đảm bảo tiếp cận cho người khuyết tật, xe đẩy cáng, xe lăn.

3.2.3.4. Đường giao thông nội bộ phải đảm bảo xe chữa cháy có thể tới được tất cả các khu vực trong bệnh viện.

3.2.4. Mật độ xây dựng tối đa và mật độ cây xanh tối thiểu phải tuân thủ quy định về quy hoạch xây dựng [5].

3.2.5. Khoảng cách giới hạn cho phép từ đường đỏ đến:

a) Mặt ngoài tường của mặt nhà:

– Nhà bệnh nhân, nhà khám bệnh và khối kỹ thuật nghiệp vụ: không nhỏ hơn 15 m;

– Nhà hành chính quản trị và phục vụ: không nhỏ hơn 12 m.

b) Mặt ngoài tường đầu hồi:

– Nhà bệnh nhân, nhà khám bệnh và khối kỹ thuật nghiệp vụ: Không nhỏ hơn 12 m;

– Nhà hành chính quản trị và phục vụ: không nhỏ hơn 9 m.

3.2.6. Khoảng cách ly vệ sinh, an toàn nhỏ nhất giữa nhà và công trình bố trí riêng biệt đối với nhà bệnh nhân, được quy định trong Bảng 2.

Bảng 2

TCVN 4470 : 2012 thay thế TCVN 4470 : 1996.

TCVN 4470: 2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 305 : 2007 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b) khoản 1 Điều 7 Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 4470 : 2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

_______

Cát Mộc Healthcare Design CHD hàng đầu tại Việt Nam chuyên về lĩnh vực thiết kế bệnh viện, thiết kế kiến trúc Y tế.

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ BÁO GIÁ CHI TIẾT

Chỉ cần Nhắn tin với chúng tôi ở khung chat bên phải hoặc Liên hệ qua biểu mẫu

Cát Mộc Healthcare Design

Địa chỉ: 436B/6 Ba Tháng Hai, P.12, Q.10, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam.

[H]: 1900 75 75 76

[M]: 0966 68 04 68

Phản ánh chất lượng phục vụ: 0966 68 04 68

Fanpage: Thiết Kế Bệnh Viện


Tải xuống: tại đây

BÀI VIẾT GẦN ĐÂY

Cát Mộc Healthcare Design (CHD) - Thương hiệu chuyên nghiên cứu và thiết kế các công trình bệnh viện, phòng khám và trung tâm y tế tại Việt Nam

BÁO GIÁ TƯ VẤN THIẾT KẾ