preloader image

Thiết kế Bệnh viện thân thiện với môi trường

Ngày càng có nhiều người đến bệnh viện ngoài việc chữa bệnh họ còn đến để thăm khám sức khỏe. Vì vậy lượng rác thải từ bệnh viện mỗi ngày là rất lớn.

Lượng năng lượng tiêu thụ trong bệnh viện càng lớn thì lượng chất thải độc hại thải ra môi trường càng cao, gây thiệt hại có thể khiến tính mạng con người có nguy cơ mắc các bệnh khác.

Thuật ngữ “chất thải y tế” có thể bao gồm một loạt các sản phẩm phụ khác nhau của ngành y tế. Định nghĩa rộng nhất có thể bao gồm giấy văn phòng và rác thải bệnh viện. Danh sách dưới đây thể hiện các loại chất thải phổ biến nhất được xác định bởi tổ chức y tế thể giới:

  • Vật sắc nhọn: Loại chất thải này bao gồm bất cứ thứ gì có thể xuyên qua da, bao gồm kim, dao mổ, lưỡi dao, kính vỡ, dao cạo, ống tiêm, staples, dây điện và ống thụt.
  • Chất thải truyền nhiễm: Bất cứ thứ gì lây nhiễm hoặc có khả năng lây nhiễm đều thuộc loại này, bao gồm băng gạc, khăn giấy, phân, dụng cụ y tế và sự nuôi cấy vi khuẩn trong phòng thí nghiệm.
  • Phóng xạ: Loại chất thải này thường có nghĩa là chất lỏng xạ trị không sử dụng hoặc chất lỏng nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Nó cũng có thể bao gồm bất kỳ đồ thủy tinh hoặc vật dụng khác bị nhiễm chất lỏng này.
  • Bệnh lý: Chất lỏng, mô, máu, bộ phận cơ thể, chất lỏng của cơ thể và các xác động vật bị nhiễm bệnh thuộc loại rác thải này.
  • Dược phẩm. Nhóm này bao gồm tất cả các vắc-xin và thuốc chủng bị nhiễm bệnh chưa sử dụng hết hạn, và / hoặc bị ô nhiễm. Nó cũng bao gồm kháng sinh, thuốc tiêm, và thuốc viên.
  • Hóa chất: Là các chất tẩy rửa, dung môi dùng trong phòng thí nghiệm, pin và kim loại nặng từ các thiết bị y tế như thủy ngân từ nhiệt kế bị vỡ.
  • Chất thải độc hại: Là một dạng chất thải y tế có tính độc hại cao gây ung thư, gây quái thai, hoặc gây đột biến. Nó có thể bao gồm các loại thuốc gây độc tế bào dùng cho điều trị ung thư.
  • Chất thải y tế tổng hợp không được quy định: Còn được gọi là chất thải không nguy hại, loại này không gây ra bất kỳ sự nguy hiểm hóa học, sinh học, vật lý hoặc phóng xạ nào.

Thiệt hại của rác thải y tế là rất lớn vì vậy các thiết kế bệnh viện hiện đại đang chuyển hướng dần sang việc xây dựng các bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe bền vững hướng thân thiện với môi trường. Điều này cũng giúp bệnh nhân cảm thấy an tâm trong quá trình chữa bệnh.

 

Thiết kế bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột

Nhiều chủ đầu tư hiện nay đang có nhu cầu cải tạo bệnh viện phù hợp với môi trường bằng cách bổ xung không gian xanh, nâng cấp hệ thống xử lý chất thải, bộ lọc không khí, thay đổi kết cấu để tiết kiệm năng lượng, điều chỉnh hệ thống chiếu sáng, đun nước và sưởi ấm – những thứ tiêu thụ điện năng lớn. Trên thực tế, việc cải tạo công trình xanh sẽ giúp cải thiện đáng kể môi trường xung quanh bệnh viện.

Do đó, việc xây dựng các cơ sở y tế vẫn là điều cần thiết liên quan đến việc kết hợp các thiết kế và khái niệm xanh vào quy trình để giảm tác động đến môi trường, cắt giảm chi phí vận hành và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng. 

Bài viết tương tự:

– 5 Tiêu chí không thể thiếu khi chọn một công ty thiết kế bệnh viện

– Kiến trúc bệnh viện tác động đến cuộc sống bệnh nhân như thế nào?

– 5 Yếu tố chính trong việc lập kế hoạch thiết kế bệnh viện

Cát Mộc Healthcare Design CHD hàng đầu tại Việt Nam chuyên về lĩnh vực thiết kế bệnh viện, thiết kế kiến trúc Y tế.

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ BÁO GIÁ CHI TIẾT

 

Cát Mộc Healthcare Design

Địa chỉ: 436B/6 Ba Tháng Hai, P.12, Q.10, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam.

[H]: 1900 75 75 76

[M]: 0966 68 04 68

Phản ánh chất lượng phục vụ: 0966 68 04 68

Fanpage: Thiết Kế Bệnh Viện

BÀI VIẾT GẦN ĐÂY

Cát Mộc Healthcare Design (CHD) - Thương hiệu chuyên nghiên cứu và thiết kế các công trình bệnh viện, phòng khám và trung tâm y tế tại Việt Nam

BÁO GIÁ TƯ VẤN THIẾT KẾ