preloader image

Tiêu chuẩn thiết kế khu điều trị nội trú trong thiết kế bệnh viện

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ KHU ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TRONG THIẾT KẾ BỆNH VIỆN

1. Yêu cầu chung

1.1. Khu Điều trị nội trú gồm có các phòng bệnh, phòng trực hành chính, phòng trưởng khoa, phòng phó khoa, kho, vệ sinh – thay quần áo, phòng thủ thuật, phòng khám tại khoa, phòng làm việc bác sỹ, phòng y tá, hộ lý, phòng ăn và phòng sinh hoạt của bệnh nhân.

1.2. Khu Điều trị nội trú gồm các khoa sau:

1) Khoa Nội; 

2) Khoa Lao; 

3) Khoa Lão học; 

4) Khoa Ngoại; 

5) Khoa Phụ sản; 

6) Khoa Nhi; 

7) Khoa Mắt; 

8) Khoa Tai – Mũi – Họng; 

9) Khoa Răng – Hàm – Mặt;

10) Khoa Truyền nhiễm;

11) Khoa Cấp cứu;

12) Khoa Hồi sức tích cực – chống độc;

13) Khoa Y học cổ truyền;

14) Khoa Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng;

15) Khoa y học hạt nhân;

16) Khoa Ung Bướu.

1.3. Khu Điều trị nội trú của Bệnh viện phải thiết kế theo đơn nguyên điều trị có quy mô từ 25 đến 30 giường theo yêu cầu của từng khoa riêng biệt. Cơ cấu tỷ lệ giường lưu tối thiểu của các chuyên khoa xem Bảng 1.

CHÚ THÍCH: Đơn nguyên điều trị nội trú bao gồm các bộ phận sau đây:

  • Phòng bệnh nhân và phòng sinh hoạt của bệnh nhân.
  • Phòng làm việc, sinh hoạt của nhân viên.
  • Các phòng nghiệp vụ của đơn nguyên.

Bảng 1 – Cơ cấu tỷ lệ giường lưu tối thiểu của các chuyên khoa

 Tên khoa Số giường (giường) Tỷ lệ (%)
1. Khoa Nội 24
+ Nội Tổng quát 30
+ Nội tim mạch 30
+ Nội tiêu hóa 30
+ Nội cơ – xương – khớp 30
+ …
2. Khoa Ngoại 18
+ Ngoại Tổng quát 30
+ Ngoại thần kinh 30
+ Ngoại tiêu hóa 30
+ …
3. Khoa Phụ Sản 60 12
4. Khoa Nhi 50 10
5. Khoa Mắt 15 3
6. Khoa Tai Mũi Họng 15 3
7. Khoa Răng Hàm Mặt 15 3
8. Khoa Truyền nhiễm 30 6
9. Khoa Cấp cứu, Khoa HSTC – CĐ  từ 25 đến 40  từ 5 đến 8
10. Khoa Y học cổ truyền từ 35 đến 20 từ 7 đến 4
11. Chuyên khoa khác 45 9
Tổng cộng 500 100

1.4. Số giường lưu bệnh nhân cách ly được tính từ 20 % đến 30 % tổng số giường lưu của

1.5. Diện tích phòng bệnh nhân trong Khu Điều trị nội trú được quy định trong Bảng 2,

Bảng 2 – Diện tích phòng bệnh nhân trong Khu Điều trị nội trú

 Loại phòng Diện tích (m2/phòng)
01 giường từ 9 đến 12
02 giường từ 15 đến 18
03 giường từ 18 đến 20
04 giường từ 24 đến 28
05 giường từ 32 đến 36
CHÚ THÍCH: Diện tích nêu trên không bao gồm diện tích khu vệ sinh (tắm, xí, tiểu, phòng đệm, chỗ giặt rửa).

1.6. Khu vệ sinh của bệnh nhân trong đơn nguyên điều trị nội trú cần bố trí liền với từng phòng bệnh đảm bảo mỗi phòng bệnh có một khu vệ sinh gồm: 01 rửa, 01 xí tiểu và 01 chỗ tắm giặt.

CHÚ THÍCH: Phải có ít nhất một khu vệ sinh đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng tuân thủ các quy định trong TCXDVN 264 : 2002.

1.7. Diện tích các phòng phục vụ sinh hoạt của bệnh nhân được quy định trong Bảng 3.

Bảng 3 – Diện tích các phòng phục vụ sinh hoạt của bệnh nhân Khu Điều trị nội trú

Loại phòng Diện tích Ghi chú
1. Phòng soạn ăn 9 m2/phòng đến 12 m2/phòng
2. Phòng ăn 0,8 m2/chỗ đến 1,0 m2/chỗ Số chỗ không quá 80 % số lượng
3. Phòng sinh hoạt, tiếp khách 1,0 m2/chỗ đến 1,2 m2/chỗ Có thể kết hợp với sảnh tầng hoặc hành lang. Diện tích mở

rộng không được vượt quá chỉ tiêu diện tích trong bảng.

4. Kho sạch 18 m2/phòng đến 21 m2/phòng
5. Chỗ thu hồi đồ bẩn 12 m2/phòng đến 15 m2/phòng

1.8. Diện tích các phòng trong đơn nguyên điều trị nội trú được quy định trong Bảng 4

Bảng 4 – Diện tích các phòng trong đơn nguyên điều trị nội trú

 Loại phòng Diện tích

(m2/phòng)

 Ghi chú
1. Thủ thuật vô khuẩn từ 18 đến 24
2. Thủ thuật hữu khuẩn từ 9 đến 12
 3. Rửa hấp, sấy, chuẩn bị dụng cụ  từ 9 đến 12 nên đặt ở giữa hai phòng thủ thuật vô khuẩn và hữu khuẩn
4. Phòng cấp cứu từ 15 đến 18 cho từ 01 giường đến 02 giường
từ 24 đến 32 cho từ 03 giường đến 04 giường
 

5. Phòng Xét nghiệm thông thường

 

từ 15 đến 18

hoặc 5 m2/nhân viên đến 6 m2/nhân viên
6. Phòng Xquang (nếu có) 24
7. Phòng trưởng khoa 18
 

8. Phòng bác sĩ

 

từ 24 đến 36

có thể bố trí chung cho từ 02 đến 03 đơn nguyên cùng khoa
9. Phòng bác sĩ điều trị(*)  

từ 15 đến 18

hoặc tính bằng 6 m2/chỗ, nếu có lưu trữ hồ sơ bệnh án thì tính thêm 2 m2 đến 3 m2
10. Phòng y tá hành chính(*)
 

11. Chỗ trực và làm việc của y tá(*)

 

từ 18 đến 24

ở vị trí bao quát được các phòng bệnh
12. Phòng y tá trưởng (điều dưỡng trưởng)  

từ 18 đến 21

13. Phòng trực bác sỹ nam từ 15 đến 18
14. Phòng trực bác sỹ nữ từ 15 đến 18
15. Phòng nhân viên từ 18 đến 24 cho 50 giường hoặc cho 02 đơn nguyên hoặc tính bằng 0,8 m2/người đến 1,0 m2/người

nhưng không quá 36 m2/phòng

16. Phòng giao ban, sinh hoạt của đơn nguyên, hướng dẫn sinh viên, thực tập sinh từ 24 đến 36
17. Phòng thay quần áo nam 18  

từ 0,2 m2/chỗ đến 0,3 m2/chỗ mắc áo hoặc từ 0,35 m2/chỗ đến 0,45 m2/chỗ treo áo cá nhân

18. Phòng thay quần áo nữ 18
19. Khu vệ sinh từ 18 đến 24 Nam/nữ riêng biệt
GHI CHÚ: (*) Có thể bố trí chung

2. Tiêu chuẩn thiết kế Khoa Nội

2.1. Khoa Nội phải bố trí ở vị trí trung tâm bệnh viện, thuận tiện cho công tác hồi sức cấp cứu người bệnh và làm các xét nghiệm lâm sàng.

2.2. Các Khoa thuộc chuyên khoa Nội: Nội tổng quát, Nội tim mạch, Nội tiêu hóa, Nội cơ – xương – khớp, Nội thận – tiết niệu, Nội tiết, Dị ứng, Lao, Da liễu, Thần kinh, Tâm thần, Lão học. Khi thiết kế khoa Nội cần tuân thủ các quy định chung tại mục này và các yêu cầu đặc thù khác (nếu có)

2.3. Phòng điều trị trong Khoa Thần kinh phải tách riêng: Bệnh thần kinh chung, thần kinh nhiễm khuẩn. Bệnh thần kinh nhiễm khuẩn phải được bố trí ở khu vực riêng và buồng bệnh được thiết kế như buồng bệnh Khoa Truyền nhiễm.

2.4. Bệnh phòng Khoa Tâm thần bố trí riêng và được chia thành các buồng nhỏ cho người bệnh theo bệnh lý, có buồng sinh hoạt, giải trí cho người bệnh đã qua giai đoạn cấp tính.

2.5. Chỉ tiêu diện tích tối thiểu các phòng Trưởng khoa, Bác sỹ, y tá, hành chính…tính như chỉ tiêu diện tích các phòng nghiệp vụ trong đơn nguyên điều trị nội trú. Diện tích tối thiểu các phòng điều trị trong khoa Nội được lấy theo quy định trong Bảng 3.

3. Khoa Lao

3.1. Phòng khám chuyên Khoa Lao nằm trong hệ thống Phòng khám đa Khoa của Khoa Khám bệnh hoặc gắn với khu điều trị của khoa thành một đơn nguyên riêng biệt.

3.2. Đơn nguyên điều trị Khoa Lao được thiết kế thành đơn nguyên riêng.

3.3. Nên bố trí hệ thống phòng xét nghiệm vô trùng tìm AFB và phòng Xquang soi phổi chụp thẳng – nghiêng.

3.4. Phòng bệnh bố trí riêng theo phân loại bệnh: Lao phổi, lao ngoài phổi và phổi ngoài lao; mỗi buồng từ 02 giường đến 04 giường Nên bố trí ít nhất 01 buồng bệnh có từ 01 đến 02 giường riêng cho bệnh nhân nặng, bệnh nhân cách ly và 01 phòng bệnh điều trị bệnh nhân lao HIV/AIDS. Chỉ tiêu diện tích phòng bệnh được lấy theo quy định trong Bảng 1

4. Tiêu chuẩn thiết kế Khoa Lão học

4.1. Nên có phòng xét nghiệm đặt tại khoa điều trị nội trú để thực hiện các xét nghiệm thông thường, chẩn đoán sơ bộ.

4.2. Trong khoa nên bố trí 01 phòng X quang, diện tích không nhỏ hơn 24 m2/phòng.

4.3. Phòng bệnh nên bố trí ở khu thoáng mát, xung quanh có vườn hoa, cây to có bóng mát, có không gian tương đối rộng để tập luyện nhẹ. Tại khu bệnh phòng nên có phòng ăn.

4.4. Phòng bệnh nhân nên chia thành các cơ cấu phòng bệnh khác nhau cho phù hợp.

  • Phòng nhỏ, 01 giường: Cho bệnh nhân nặng, hấp hối, mới tử vong chưa chuyển đi;
  • Phòng bệnh 02 giường: Cho bệnh nhân tương đối nặng, cần phải theo dõi chặt chẽ;
  • Phòng bệnh 05 giường: Bệnh nhân có thể tự đi lại.

CHÚ THÍCH:

1) Mỗi phòng bệnh nên có khu vệ sinh, tắm riêng.

2) Trường hợp không có điều kiện tách riêng các phòng bệnh có thể bố trí phòng bệnh chung cho bệnh nhân cần theo dõi và bệnh nhân tự đi lại được nhưng phải có vách ngăn.

5. Tiêu chuẩn thiết kế Khoa Ngoại

5.1. Khoa Ngoại phải được bố trí liên hoàn, thuận tiện cho công tác phẫu thuật, chăm sóc và vận chuyển bệnh nhân.

5.2. Chỉ tiêu diện tích các phòng Trưởng Khoa, Bác sỹ, y tá, hành chính khoa… tính như chỉ tiêu diện tích các phòng nghiệp vụ trong đơn nguyên điều trị nội trú được quy định tại Bảng

5.3. Các Khoa thuộc chuyên khoa Ngoại; Ngoại tổng quát, Ngoại thần kinh, Ngoại lồng ngực, Ngoại tiêu hóa, Ngoại thận – tiết niệu, Chấn thương chỉnh hình, Bỏng. Khi thiết kế khoa Ngoại cần tuân thủ các quy định chung tại mục này và các yêu cầu đặc thù khác (nếu có).

6. Tiêu chuẩn thiết kế Khoa Phụ Sản

6.1. Khoa Phụ Sản nên bố trí ở tầng trệt.

6.2. Thành phần và diện tích các phòng trong bộ phận đỡ đẻ của khoa Phụ Sản được quy định trong Bảng 5

Bảng 5 – Diện tích tối thiểu các phòng trong bộ phận đỡ đẻ của khoa Phụ sản

Loại phòng Diện tích tối thiểu Ghi chú
A. Khu vực sạch
 1. Phòng khám thai, m2/bàn  từ 15 đến 18 Mỗi bàn thêm tính từ 8 m2/bàn đến 9

m2/bàn nhưng không quá 03 bàn/phòng

 2. Mỗi phòng chờ đẻ (02 giường), m2/phòng 12 Nếu phòng có nhiều hơn 02 giường, mỗi giường tính thêm từ 4 m2/giường đến 6 m2/giường nhưng không quá 04 giường/phòng
3. Phòng vệ sinh trước khi đẻ, m2/phòng  từ 6 đến 9
4. Phòng nghỉ sau nạo thai, m2/phòng  12 từ 02 giường đến 03 giường
B. Khu vực đẻ
Khu vô khuẩn
1. Phòng rửa tay, thay áo, m2/phòng  

9

2. Đỡ đẻ vô khuẩn (01 bàn đến 02 bàn), m2/phòng  từ 15 đến 24 Không quá 02 bàn/phòng cho sản phụ cách ly
3. Đỡ đẻ bệnh lý (01 bàn), m2/phòng  18
4. Phòng nạo thai, đặt vòng, m2/phòng  

từ 15 đến 18

Khu hữu khuẩn
1. Phòng vệ sinh trước khi đẻ, m2/phòng  từ 6 đến 9
2. Đỡ đẻ hữu khuẩn (01 bàn), m2/bàn  từ 15 đến 18
Khu vực hậu cần
1. Kho sạch, m2/phòng từ 18 đến 21
2. Rửa hấp, sấy, chuẩn bị dụng cụ, m2/phòng  9
3. Chỗ thu hồi đồ bẩn, m2/chỗ từ 12 đến 15

6.3. Khu vực sản phụ nằm sau đẻ chiếm khoảng 50 % số giường bệnh của Khoa Phụ Sản, chia làm nhiều phòng riêng gồm: phòng dành cho sản phụ đẻ mổ, sản phụ đẻ thường và sản phụ đẻ nhiễm khuẩn.

6.4. Cần bố trí 01 phòng có 04 giường lưu bệnh nhân nằm lại từ 12 h đến 48 h sau khi làm thủ thuật sinh đẻ kế hoạch.

6.5. Diện tích tối thiểu các phòng trong đơn nguyên điều trị phụ khoa được quy định trong Bảng 6

6.6. Khu bệnh phòng của bệnh nhân phụ khoa chiếm khoảng 30 % số giường bệnh của Khoa Phụ Sản, chia làm nhiều phòng riêng gồm: phòng cho bệnh nhân sau phẫu thuật và phòng bệnh nhân đang điều trị.

6.7. Bố trí 01 phòng xét nghiệm đơn giản trong Khoa để làm các xét nghiệm máu, sinh hóa, nước tiểu thông thường, soi tươi… Tiêu chuẩn diện tích và yêu cầu thiết kế Phòng xét nghiệm xem 4.3.

Bảng 6 – Diện tích tối thiểu các phòng trong đơn nguyên điều trị phụ khoa

Loại phòng Diện tích tối thiểu Ghi chú
1. Phòng khám phụ khoa, m2/bàn từ 15 đến 18 Mỗi bàn thêm tính từ 8 m2/bàn đến 9 m2/bàn

nhưng không quá 03 bàn/phòng

2. Phòng thủ thuật
– Chỗ làm thuốc, m2/chỗ từ 18 đến 24
– Chỗ soi đốt, m2/bàn từ 18 đến 24
– Chỗ rửa, hấp, chuẩn bị dụng cụ, m2/bàn 18

7. Tiêu chuẩn thiết kế Khoa Nhi

7.1. Tiêu chuẩn diện tích và số giường trong một phòng của đơn nguyên nhi được quy định như sau:

  • Cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: từ 3 m2/giường đến 4 m2/giường, bố trí tối đa 08 giường/phòng;
  • Cho trẻ lớn: từ 5 m2/giường đến 6 m2/giường, bố trí tối đa 06 giường/phòng.

CHÚ THÍCH: Trong trường hợp cần tổ chức chỗ ăn, nghỉ cho bà mẹ, phải được nêu trong báo cáo đầu tư và được Bộ Y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

  • Diện tích tối thiểu các phòng phục vụ sinh hoạt trong đơn nguyên nhi có từ 25 giường đến 30 giường được quy định trong Bảng 7

Bảng 7 – Diện tích tối thiểu các phòng phục vụ sinh hoạt của khoa Nhi

Loại phòng Chỉ tiêu diện tích (m2/phòng)
Cho trẻ sơ sinh Cho trẻ nhỏ
1. Pha sữa từ 6 đến 9
2. Cho bú từ 12 đến 15
3. Chuẩn bị cơm và ăn từ 15 đến 18
4. Chỗ chơi từ 15 đến 18
5. Tắm, rửa từ 6 đến 12 từ 9 đến 12
6. Xí tiểu từ 9 đến 12
7. Giặt từ 9 đến 12 từ 9 đến 12
8. Kho sạch từ 15 đến 18 từ 15 đến 18
9. Kho thu hồi đồ bẩn từ 18 đến 21 từ 18 đến 21
CHÚ THÍCH: Nên bố trí chỗ phơi tã lót cho đơn nguyên nhi với diện tích không nhỏ hơn 30m2.

7.2. Diện tích tối thiểu các phòng dành cho trẻ sơ sinh quy định trong Bảng 8

Bảng 8 – Diện tích tối thiểu các phòng dành cho trẻ sơ sinh

Loại phòng Diện tích Ghi chú
1. Phòng trẻ sơ sinh
– Phòng sơ sinh thiếu tháng, m2/giường từ 3 đến 4
– Phòng sơ sinh cách ly, m2/giường từ 3 đến 4
2. Các phòng phụ trợ
– Phòng tắm rửa, m2/phòng từ 6 đến 12  

 

 

cho một đơn nguyên từ 25 giường đến 30 giường

– Chỗ giặt tã lót, m2/phòng từ 9 đến 12
– Chỗ pha sữa, m2/phòng từ 6 đến 9
– Chỗ trực của hộ sinh, m2/phòng từ 9 đến 12
– Chỗ cho bú, m2/phòng từ 12 đến 15
– Phòng nhận trẻ ra viện, m2/phòng từ 9 đến 12
– Kho sạch, m2/phòng từ 15 đến 18
– Kho thu đồ bẩn, m2/phòng từ 18 đến 21
CHÚ THÍCH:

1)    Số giường trẻ sơ sinh tính bằng số giường sản phụ. Phòng sơ sinh thiếu tháng và sơ sinh cách ly phải ngăn riêng thành ô, mỗi ô không quá 06 giường.

2)    Phòng điều trị trẻ sơ sinh phải có cửa hoặc tường ngăn bằng kính để quan sát và theo dõi.

8. Tiêu chuẩn thiết kế Khoa Mắt

8.1. Thành phần và diện tích các phòng điều trị trong khoa Mắt được quy định trong Bảng 9.

Bảng 9 – Diện tích các phòng điều trị trong khoa Mắt

Loại phòng Diện tích
1. Phòng khám mắt:
– Phần sáng, m2/chỗ từ 15 đến 18
– Phần tối, m2/chỗ từ 12 đến 18
2. Phòng điều trị:
– Chỗ thay băng, nhỏ thuốc, tiểu phẫu, m2/phòng từ 24 đến 30
– Chỗ rửa, hấp, sấy, chuẩn bị dụng cụ, m2/phòng từ 12 đến 18

8.2. Chỗ đo thị lực phải có chiều dài không nhỏ hơn 5

8.3. Phải có buồng bệnh dành riêng cho bệnh bị lây nhiễm (trực khuẩn, mủ xanh, nấm…).

9. Tiêu chuẩn thiết kế Khoa Tai – Mũi – Họng

9.1. Diện tích tối thiểu các phòng điều trị trong khoa Tai – Mũi – Họng được quy định trong Bảng 10

Bảng 10 – Diện tích tối thiểu các phòng điều trị trong khoa Tai – Mũi – Họng

 Loại phòng Diện tích (m2)
1. Phòng khám (01 ghế), m2/ghế khám 12
2. Phòng soi (soi cứng, soi mềm) từ 18 đến 24
3. Phòng thủ thuật từ 24 đến 36
4. Chỗ rửa hấp, sấy, chuẩn bị dụng cụ từ 12 đến 18

CHÚ THÍCH: Trường hợp cần có phòng đo thính lực, diện tích yêu cầu phải được ghi trong báo cáo đầu tư xây dựng và được thỏa thuận của Bộ Y tế.

9.2. Phòng khám thử tai phải thiết kế cách âm theo yêu cầu chuyên môn.

10. Tiêu chuẩn thiết kế Khoa Răng – Hàm – Mặt

10.1. Diện tích tối thiểu các phòng điều trị trong khoa Răng – Hàm – Mặt được quy định trong Bảng 11

Bảng 11 – Diện tích tối thiểu các phòng điều trị trong khoa Răng – Hàm – Mặt

 Loại phòng Diện tích

(m2/phòng)

1. Phòng khám (01 ghế), m2/ghế khám 12
2. Phòng điều trị: chỗ tiêm, thay băng, làm thuốc từ 24 đến 30
3. Chỗ rửa hấp, sấy, chuẩn bị dụng cụ từ 12 đến 18

10.2. Trong Khoa Răng – Hàm – Mặt bố trí các phòng Xquang cho tối thiểu từ 01 máy cho đến 02 máy Xquang răng và 01 máy Xquang Panorama. Tiêu chuẩn diện tích và các yêu cầu thiết kế Phòng Xquang được quy định trong 4.2.

10.3. Phải bố trí một labo răng giả cho từ 2 kỹ thuật viên đến 4 kỹ thuật viên.

11. Tiêu chuẩn thiết kế Khoa Truyền Nhiễm

11.1. Trong đơn nguyên khoa Truyền nhiễm phải chia các phòng theo nhóm bệnh. Mỗi phòng không quá 2 giường, mỗi giường có diện tích từ 7 m2 đến 8 m2 (kể cả diện tích đệm).

11.2. Diện tích các phòng phục vụ sinh hoạt của bệnh nhân khoa Truyền nhiễm được quy định trong Bảng 12

11.3. Trong đơn nguyên điều trị bệnh truyền nhiễm phải bố trí các phòng điều trị sau:

11.4. Phòng chuẩn bị điều trị: từ 9 m2 đến 12 m2;

11.5. Phòng cấp cứu bệnh truyền nhiễm: từ 15 m2 đến 18 m2.

CHÚ THÍCH: Đối với đơn nguyên dưới 10 giường có thể kết hợp phòng chuẩn bị điều trị với phòng cấp cứu của khoa nhưng phải có phòng cách ly và cửa vào riêng biệt.

Bảng 12 – Diện tích các phòng phục vụ sinh hoạt của khoa Truyền nhiễm

 Loại phòng Diện tích

(m2/phòng)

 Ghi chú
1. Chỗ soạn ăn, khử trùng dụng cụ ăn từ 9 đến 12 khử trùng sơ bộ
2. Kho sạch ³ 8 đồ vải, dụng cụ
3. Thu hồi đồ bẩn và khử trùng sơ bộ từ 6 đến 9 vệ sinh sạch
 

4. Khu vệ sinh

Bố trí theo buồng bệnh gồm: 01 rửa, 01 xí tiểu, 01 chỗ tắm giặt.

12. Tiêu chuẩn thiết kế Khoa Cấp Cứu

12.1. Khoa Cấp cứu gồm các bộ phận:

  • Bộ phận kỹ thuật: đón nhận phân loại, không gian cấp cứu, khu vực chẩn đoán (xét nghiệm nhanh, Xquang di động), không gian làm thủ thuật can thiệp.
  • Bộ phận phụ trợ: dụng cụ – thuốc, rửa tiệt trùng, kho (sạch, bẩn), hành chính, giao ban, đào tạo, trực, nhân viên, vệ sinh/tắm/thay đồ, trưởng

12.2. Bộ phận cấp cứu ban đầu phải được bố trí ở tầng trệt, gần cổng chính của bệnh viện và biệt lập với Khoa Khám bệnh, kế cận các khoa cận lâm sàng, có ô tô trực cấp cứu, bao gồm: bộ phận tiếp đón và bộ phận tạm lưu cấp cứu (khoảng 20 giường tạm lưu cấp cứu để giải quyết tại chỗ các cấp cứu đưa từ bên ngoài vào). Phải bố trí chỗ trực cho một kíp cấp cứu.

12.3. Bên cạnh khu tiếp nhận phải có phòng chờ với ghế ngồi cho gia đình bệnh nhân. Chỉ tiêu diện tích xem 6.2.6. Phòng phân loại bệnh nhân bố trí cạnh bộ phận trực tiếp đón.

12.4. Khoa Cấp cứu của Bệnh viện đa khoa quy mô 500 giường phải bố trí ít nhất từ 10 giường lưu đến trên 20 giường lưu và nên bố trí 10 giường /đơn nguyên.

12.5. Diện tích các phòng trong Khoa cấp cứu được quy định trong Bảng 13

Bảng 13 – Diện tích tối thiểu các phòng trong Khoa Cấp cứu

Tên phòng Diện tích
1. Sảnh, m2 36
2. Phòng đợi cho người nhà bệnh nhân xem 6.2.6
3. Phòng sơ cứu, phân loại, m2/phòng 36
4. Phòng tạm lưu cấp cứua), m2/phòng 9
5. Phòng tắm rửa khử độc cho bệnh nhân, m2/phòng 18
6. Phòng rửa, tiệt trùng, m2/phòng 18
7. Phòng trưởng khoa, m2/phòng 18
8. Phòng bác sỹ (kết hợp làm phòng trực), m2/phòng 24
9. Phòng y tá, hộ lý, m2/phòng 24
10. Phòng giao ban, đào tạo (cho từ 25 đến 31 CBCNV hoặc 01 nhóm học viên), m2/phòng từ 48 đến 54
11. Kho sạch, m2/phòng từ 18 đến 24
12. Kho bẩn, m2/phòng từ 48 đến 27
13. Vệ sinh, thay đồ nhân viên b), m2/khu 24
CHÚ THÍCH:

a) Phòng tạm lưu cấp cứu không ít hơn 20 giường

b) Chỉ tiêu diện tích: không nhỏ hơn 1,0 m2/nhân viên. Bố trí khu vệ sinh nam, nữ riêng biệt

13. Tiêu chuẩn thiết kế Khoa Hồi sức tích cực – chống độc

13.1. Khoa Hồi sức tích cực – chống độc gồm các bộ phận:

  • Bộ phận kỹ thuật: sảnh đón, không gian điều trị tích cực và trực theo dõi, không gian làm thủ thuật can thiệp, phòng rửa khử độc và rửa dạ dày, phòng cho bệnh nhân hấp hối, dụng cụ – thuốc, rửa tiệt trùng, kho sạch, kho bẩn…
  • Bộ phận phụ trợ: Khu vực đợi của người nhà bệnh nhân, hành chính, giao ban đào tạo, trực nhân viên, vệ sinh, tắm, thay đồ, trưởng ..

13.2. Khoa Hồi sức tích cực – chống độc phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường. Có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, thuận tiện cho việc lắp đặt, vận chuyển các thiết bị và gần khu cấp khí y tế, điện nước sạch.

13.3. Khoa Hồi sức tích cực – chống độc phải có sảnh đủ rộng phòng khi cấp cứu thảm họa, đặc biệt phải có dàn tắm tập thể khi có thảm họa hóa chất, đồng thời phải có phòng để nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên môn cấp cứu, điều trị tích cực, chống độc cho tuyến dưới.

13.4. Dây chuyền hoạt động của Khoa Hồi sức tích cực chống độc phải đảm bảo yêu cầu sạch bẩn một chiều, thuận tiện, đáp ứng kịp thời trong công tác cấp cứu, điều trị tích cực, được phân chia theo hai khu vực:

– Khu vực sạch: (Khu vực có yêu cầu về môi trường sạch)

+ Không gian điều trị tích cực, y tế trực theo dõi;

+ Phòng thủ thuật can thiệp.

– Khu vực phụ trợ:

+ Sảnh, tiếp nhận phân loại bệnh nhân;

+ Phòng đợi của người nhà bệnh nhân;

+ Không gian tạm lưu cấp cứu;

+ Phòng dụng cụ – thuốc;

+ Phòng rửa, tiệt trùng, thụt tháo;

+ Kho sạch;

+ Kho bẩn;

+ Kỹ thuật phụ trợ (X quang, siêu âm, xét nghiệm nhanh…);

+ Hành chính văn phòng (phòng bác sỹ, hộ lý, giao ban hội chẩn, đào tạo…);

+ Khu vệ sinh (rửa, tắm/thay đồ).

13.5. Khi tổ chức các không gian trong Khoa Hồi sức tích cực chống độc các phòng cần theo dõi phải được ngăn bằng vách kính để đảm bảo các yêu cầu:

  • Quan sát được 100 % số giường bệnh;
  • Kiểm soát được các bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em;
  • Kiểm soát người nhà và khách thăm, tiếp xúc qua vách kính, micro với bệnh nhân;
  • Có hệ thống báo gọi y tá;
  • Các bệnh nhân nặng phải có nhân viên y tế quan sát và theo dõi 24 h /24

13.6. Khoa Hồi sức tích cực – chống độc của Bệnh viện đa khoa quy mô 500 giường phải bố trí ít nhất từ 15 giường lưu đến trên 25 giường lưu và nên bố trí 10 giường/đơn nguyên.

13.7. Trong Khoa Hồi sức tích cực – chống độc phải bố trí một phòng xét nghiệm độc chất có diện tích từ 20 m2 đến 24 m2.

13.8. Diện tích của các phòng trong Khoa Hồi sức tích cực – chống độc được quy định trong Bảng 14

Bảng 14 – Diện tích các phòng trong Khoa Hồi sức tích cực – chống độc

 Tên phòng Diện tích

(m2/phòng)

 Ghi chú
1. Phòng đợi xem 6.2.6
2. Phòng điều trị tích cực, m2/người, không nhỏ hơn,  15
3. Phòng làm thủ thuật can thiệp 36 Yêu cầu như phòng mổ
4. Phòng máy 36
5. Phòng rửa, tiệt trùng 24
6. Kho sạch 24
7. Kho bẩn 12
8. Phòng trưởng khoa 18
9. Phòng bác sỹ 24 Đồng thời là phòng trực
10. Phòng y tá, hộ lý 24 Đồng thời là phòng trực
11. Phòng giao ban, đào tạo từ 48 đến 54
 12. Khu vệ sinh thay đồ nhân viên  24 Không nhỏ hơn 1,0 m2/người. Bố trí thành hai khu nam/nữ riêng biệt.
CHÚ THÍCH: Các phòng điều trị tích cực được ngăn bằng vách kính để theo dõi bệnh nhân.

13.9. Hệ thống chiếu sáng trong Khoa cấp cứu và Khoa Hồi sức tích cực – chống độc phải ưu tiên chiếu sáng tự nhiên cho khu vực phụ trợ, kết hợp chiếu sáng nhân tạo và chiếu sáng tự nhiên cho khu sạch. Yêu cầu về độ rọi tối thiểu được quy định tại 4.4.

14. Tiêu chuẩn thiết kế Khoa Y học cổ truyền

Diện tích tối thiểu các phòng điều trị trong khoa Y học cổ truyền được quy định trong Bảng 15.

Bảng 15 – Diện tích các phòng điều trị trong khoa Y học cổ truyền

 Loại phòng Diện tích

(m2/phòng)

1. Phòng khám, bắt mạch từ 15 đến 18
2. Phòng xoa bóp, day bấm huyệt từ 18 đến 36
3. Phòng châm cứu từ 18 đến 36
4. Chỗ rửa hấp, sấy, chuẩn bị dụng cụ từ 12 đến 18
5. Phòng phát thuốc, kho thuốc từ 36 đến 48
6. Kho dụng cụ từ 9 đến 12

15. Tiêu chuẩn thiết kế Khoa vật lý trị liệu – phục hồi chức năng

15.1. Số chỗ điều trị tối thiểu trong khoa Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng được quy định trong Bảng 16

Bảng 16 – Số chỗ điều trị tối thiểu trong khoa Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng

 Tên phòng Số chỗ (chỗ)
1. Phòng điều trị bằng quang điện
– Chỗ điều trị bằng tia hồng ngoại 3
– Chỗ điều trị bằng tử ngoại 2
– Chỗ điều trị bằng điện từ 6 đến 7
– Chỗ điều trị bằng các máy khác Tùy theo yêu cầu
2. Phòng điều trị nhiệt
– Bó paraphin, ngải cứu 3
– Xông 2
3. Phòng điều trị vận động và thể dục
– Phòng thể dục 2
– Xoa bóp 3
4. Phòng thủy trị liệu
– Chỗ tắm, ngâm nước 5
– Chỗ tắm bùn khoáng 10

15.2. Diện tích tối thiểu các phòng trong khoa Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng được quy định trong Bảng 17

Bảng 17 – Diện tích tối thiểu các phòng trong Khoa vật lý trị liệu – phục hồi chức năng

Loại phòng Diện tích tối thiểu

(m2/phòng)

Ghi chú
1. Hành chính – tiếp nhận
– Bác sỹ trưởng khoa Diện tích tối thiểu được lấy tương tự như đối với Khu Điều trị nội trú, xem 6.3.1.7
– Hành chính
– Nhân viên và chỗ bảo quản đồ vải
– Khu vệ sinh, thay quần áo nhân viên
 – Chỗ đợi 1,0 m2/chỗ đến 1,2 m2/chỗ, tính cho 60 % đến 80 % số chỗ điều trị
2. Phòng điều trị quang điện
– Chỗ làm việc của y tá từ 9 đến 12
– Phòng điều trị từ 15 đến 18
3. Phòng điều trị bằng nhiệt
– Chỗ làm việc của y tá từ 9 đến 12
– Phòng bó paraphin từ 15 đến 18
– Phòng xông từ 9 đến 12
4. Phòng điều trị bằng vận động và thể dục
– Phòng luyện tập 70
– Phòng xoa bóp từ 15 đến 18
– Phòng thay quần áo và kho đồ dùng từ 9 đến 12
– Sân tập thể dục 60
5. Bộ phận thủy trị liệu
– Tắm, ngâm nước 48
– Tắm bùn 36
6. Chỗ điều trị
– Chỗ điều trị nằm, m2/chỗ 4
– Chỗ điều trị ở tư thế ngồi, m2/chỗ 2
– Chỗ nghỉ sau điều trị hoặc tập thể dục, m2/chỗ  2 Tính cho 30 % đến 50 % số chỗ điều trị

16. Tiêu chuẩn thiết kế Khoa Ung bướu và Khoa Y học hạt nhân

16.1. Đối với các bệnh viện đa khoa Hạng I quy mô trên 500 giường nếu đủ điều kiện có thể tổ chức thành hai khoa riêng biệt với quy mô trên 30 giường lưu hoặc chỉ tổ chức Khoa Ung bướu gồm hai đơn vị: Xạ trị và Y học hạt nhân.

16.2. Khoa Ung bướu và Khoa Y học hạt nhân nên bố trí ở tầng 1 (tầng trệt).

16.3. Khoa Ung bướu gồm:

  • Khu vực kỹ thuật: phòng khám bệnh, phòng vật lý, phòng chuẩn bị khuôn chì giá đỡ, phòng mô phỏng, phòng xạ trị, phòng điều khiển, phòng điều trị tia xạ, phòng điều trị tia xạ áp sát.
  • Khu phụ trợ: nơi tiếp đón bệnh nhân, không gian chờ bệnh nhân, phòng lập kế hoạch điều trị, phòng chuẩn bị, phòng tạm nghỉ bệnh nhân, phòng theo dõi bệnh nhân trước khi về, phòng điều trị nội trú…

16.4. Khoa Y học hạt nhân gồm:

  • Khu vực kỹ thuật: phòng khám bệnh, phòng chẩn đoán vivo, phòng đặt thiết bị phát tia, phòng đặt thiết bị ghi đo phóng xạ khác, phòng hóa dược phóng xạ có chụp hút khí thải, phòng vật lý và điện tử hạt nhân, phòng tiêm – uống dược chất phóng xạ;
  • Khu phụ trợ: nơi tiếp đón bệnh nhân, không gian chờ bệnh nhân, phòng chuẩn bị, phòng điều trị, Kho dược chất phóng xạ, hòm chì bảo vệ…

16.5. Các yêu cầu khi thiết kế phòng xạ trị:

  • Phòng xạ trị thường được bố trí ở tầng 1 (tầng trệt) hay tầng hầm, liên hệ trực tiếp với các phòng thay quần áo, vệ sinh, kiểm tra, phòng tư vấn khám và phòng làm việc.
  • Chỉ có 1 lối vào duy nhất với cánh cửa dày toàn khối có các lớp chắn phóng xạ;
  • Phòng bệnh nhân chiếu xạ được bố trí cạnh phòng máy nhưng phải được cấu tạo đặc biệt ở các lớp tường chống rò rỉ phóng xạ;
  • Việc che chắn phải được thực hiện ở mọi phía, cả ở những lỗ cửa thông gió, ống cấp nhiệt, cửa đi, cửa sổ quan sát và có khóa an toàn không được phép có một lỗ rò nào dù là nhỏ nhất.
  • Được một cơ quan thẩm định xác nhận độ an toàn phóng xạ sau khi hoàn thiện công tác lắp đặt.
  • Khi thiết kế cần căn cứ vào: kiểu máy, cường độ của nguồn bức xạ, yêu cầu về vị trí, yêu cầu về kết cấu bao che đối với sàn, tường, trần và kết cấu chịu lực.

CHÚ THÍCH: Khi thiết kế phòng xạ trị cần tham khảo các yêu cầu của nhà sản xuất thiết bị

Xem thêm một số tiêu chuẩn khác trong thiết kế bệnh viện:

Tiêu chuẩn thiết kế phòng sạch Bệnh viện

Tiêu chuẩn khoa khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú

Tiêu chuẩn thiết kế khu điều trị nội trú trong bệnh viện

Tiêu chuẩn thiết kế các khu kỹ thuật nghiệp vụ trong bệnh viện

Tiêu chuẩn thiết kế khu hành chính quản trị trong bệnh viện

Tiêu chuẩn thiết kế khu kỹ thuật hậu cần và dịch vụ tổng hợp

Yêu cầu thiết kế hệ thống kỹ thuật trong bệnh viện

_______

Cát Mộc Healthcare Design CHD hàng đầu tại Việt Nam chuyên về lĩnh vực thiết kế bệnh viện, thiết kế kiến trúc Y tế.

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ BÁO GIÁ CHI TIẾT

Chỉ cần Nhắn tin với chúng tôi ở khung chat bên phải hoặc Liên hệ qua biểu mẫu

Cát Mộc Healthcare Design

Địa chỉ: 436B/6 Ba Tháng Hai, P.12, Q.10, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam.

[H]: 1900 75 75 76

[M]: 0966 68 04 68

Phản ánh chất lượng phục vụ: 0966 68 04 68

Fanpage: Thiết Kế Bệnh Viện


Tải xuống: tại đây

BÀI VIẾT GẦN ĐÂY

Cát Mộc Healthcare Design (CHD) - Thương hiệu chuyên nghiên cứu và thiết kế các công trình bệnh viện, phòng khám và trung tâm y tế tại Việt Nam

BÁO GIÁ TƯ VẤN THIẾT KẾ