preloader image

Yêu cầu thiết kế hệ thống kỹ thuật trong thiết kế bệnh viện

YÊU CẦU THIẾT KẾ HỆ THỐNG KỸ THUẬT TRONG

1. Yêu cầu thiết kế kết cấu

1.1. Kết cấu công trình phải đảm bảo độ bền vững, dễ thi công xây lắp và cải tạo khi cần thiết.

1.2. Công nghệ xây dựng và vật liệu sử dụng phải đảm bảo an toàn, đảm bảo tính khả thi, đáp ứng các yêu cầu về tổ chức không gian, thẩm mỹ kiến trúc và công năng của bệnh viện.

2. Yêu cầu thiết kế hệ thống cấp thoát nước

2.1. Cấp nước

  • Hệ thống cấp nước 24 h/ngày theo TCVN 4513 và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nước theo quy định của TCVN 5502 :
  • Các phòng kỹ thuật nghiệp vụ (labo xét nghiệm, mổ, đỡ đẻ, thủ thuật kế hoạch hóa gia đình) phải có hệ thống lọc nước vô trùng, đảm bảo chất lượng.
  • Khoa Cấp cứu, khoa Điều trị tích cực và chống độc phải được cấp nước sạch vô khuẩn, liên tục trong ngày.
  • Phải bố trí bể chứa, máy bơm tăng áp, trạm khí ép hoặc các thiết bị tăng áp khác. Cần có ống phân phối riêng để đảm bảo lượng nước chữa cháy không bị sử dụng vào mục đích khác. Lượng nước cần để dự trữ chữa cháy phải căn cứ vào vào lượng nước chữa cháy lớn nhất trong 3 h theo quy định của TCVN
  • Tiêu chuẩn cấp nước cho Bệnh viện tính trung bình 1 m3/ giường lưu/ ngày.
  • Trong điều kiện cho phép, có thể thiết kế hệ thống cấp nước nóng nhưng phải được nêu trong báo cáo đầu tư xây dựng công trình, được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời phải bảo đảm yêu cầu kĩ thuật và an toàn.
  • Các trang thiết bị vệ sinh và đường ống phải phù hợp với chức năng, quy mô của công trình không bị bám bẩn và dễ rửa sạch, không bị rò rỉ và thoát hết nước, không phát sinh mùi hôi, dễ lắp đặt và thay thế.

2.2. Thoát nước

  • Hệ thống thoát nước mặt được thiết kế theo nguyên lý tự chảy, cống thu gom (kết hợp rãnh có nắp đậy) tuân theo quy định trong TCVN
  • Hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt được bố trí riêng.
  • Nước thải sinh hoạt, nước thải nhiễm khuẩn phải được xử lý trước khi chảy vào hệ thống
  • Hệ thống xử lý nước thải phải được thiết kế đảm bảo chất lượng nước thải theo quy định trong TCVN 7382 : 2004 và TCVN 6772 : 2000 trước khi chảy vào hệ thống thoát nước của khu vực.
  • Hệ thống thoát nước trong khoa cấp cứu, khoa Điều trị tích cực và chống độc phải là hệ thống thoát nước kín và đảm bảo vệ sinh môi trường. Nước thải được dẫn tới hệ thống thoát nước chung của bệnh viện.

3. Yêu cầu thiết kế điện – chống sét

  • Hệ thống cấp điện phải được thiết kế đồng bộ, đảm bảo an toàn, hoạt động 24 h/ngày, đủ công suất vận hành thiết bị và chiếu sáng nhân tạo theo các quy định hiện hành.
  • Hệ thống cấp điện dự phòng sự cố đảm bảo từ 50 % đến 60 % phụ tải và phải đảm bảo thường xuyên có điện cho các phòng và bộ phận sau:
  • Khoa Cấp cứu; Khoa Hồi sức tích cực – chống độc
  • Khoa Phẫu thuật – gây mê hồi sức;
  • Phòng đẻ, dưỡng nhi;
  • Tủ lạnh của các khoa xét nghiệm;
  • Phòng lấy máu và trữ máu của ngân hàng máu;
  • Trạm bơm nước chữa cháy;
  • Hệ thống chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn lối thoát nạn;
  • Thang máy đặc biệt để thoát người hoặc dễ chữa cháy.
  • Thời gian cung cấp điện dự phòng cho các thiết bị y tế và chiếu sáng không được quá 15 s kể từ lúc mất điện cấp từ lưới điện quốc
  • Hệ thống chống sét cho công trình phải tuân theo quy định trong TCVN 9835 :
  • Đường dây dẫn bên trong công trình phải đặt trong hộp kỹ thuật và bố trí ngầm bên trong kết cấu. Cần bố trí cầu dao, aptomat tại từng phòng để đảm bảo an toàn.
  • Thiết bị sử dụng điện phải có hệ thống tiếp địa độc lập cấp.
  • Ổ cắm phải lắp đặt ở độ cao cách mặt sân không thấp hơn 0,6.

4. Yêu cầu thiết kế chiếu sáng

  • Hệ thống điện chiếu sáng phải độc lập với hệ thống điện động lực.
  • Chiếu sáng nhân tạo phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm năng lượng.
  • Sảnh đợi, đón tiếp, nơi đăng ký, nơi đăng ký lấy số và nhận/trả kết quả, khu phụ trợ và hành lang nên sử dụng phương chiếu sáng tự nhiên kết hợp với chiếu sáng nhân tạo.
  • Tiêu chuẩn chiếu sáng cho các khu vực trong bệnh viện phải đảm bảo các yêu cầu quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 – Độ rọi tối thiểu các khu vực trong bệnh viện

 Khu vực Độ rọi tối thiểu (lux)  Ghi chú
Phòng đợi, tiếp nhận, phân loại 200
Nơi đăng ký, lấy số và nhận trả kết quả 200
Nơi chuẩn bị, phòng vệ sinh, tháo thụt, thay quần áo 150
Hành lang, lối đi 200
Phòng hành chính, văn phòng 150
Phòng hội chẩn 500
Kho (dụng cụ, thiết bị, vật phẩm y tế và dược phẩm, đồ bẩn)  

150

Khám chữa răng
Chiếu sáng chung 500
So màu răng 5.000
Khám Tai Mũi Họng
Chiếu sáng chung 500
Chiếu sáng cục bộ 1.000 Đèn cục bộ
Khám Mắt
Kiểm tra thị lực 500 Đèn chuyên dụng
Khám mắt 1.000
Đo khúc xạ 50
Soi đáy mắt 50
Đo thị trường 5
Đo thích nghi 5
Phòng bệnh nhân
Chiếu sáng chung 100
Chiếu sáng đọc sách 300 Đèn cục bộ
Khám thông thường 300
Khám và điều trị tại giường 1.000 Đèn cục bộ
Phòng trực của bác sỹ, y tá
Chiếu sáng chung 300
Chiếu sáng làm việc 500
Phòng khám bệnh
Chiếu sáng chung 500
Khám khu trú 1.000
Phòng đẻ 500
Phòng trẻ sơ sinh
Trẻ bình thường 300
Chăm sóc đặc biệt 500
Nơi tắm cho trẻ 300
Khoa Cấp cứu, khoa Điều trị tích cực và chống độc
Phòng tạm lưu cấp cứu, phòng điều trị tích cực – chống độc  530/300 Điều khiển được hai mức sáng
Phòng làm thủ thuật can thiệp, xét nghiệm, Xquang siêu âm  750/300 Điều khiển được hai mức sáng
Phòng rửa, khử trùng 300
Khoa Phẫu thuật – gây mê hồi sức
Phòng khử khuẩn, cung cấp vô khuẩn kỹ thuật, hành lang vô khuẩn  300
 Phòng mổ  750 Chiếu sáng chung
Các phòng phụ trợ 500
 

Phòng tiền mê, hồi tỉnh

 

500/300

Điều khiển được hai mức sáng
Phòng nghỉ thư giãn 150
Khoa Chẩn đoán hình ảnh
 

Phòng chụp X quang, siêu âm, CT, MRI

 

150/150

Điều khiển ở hai mức sáng
Phòng điều khiển, xử lý hình ảnh 300
Phòng xử lý phim 75
Các khoa Xét nghiệm
 

Các labo, khu chuẩn bị môi trường, chuẩn bị mẫu

 

700/300

Điều khiển được hai mức sáng
Phòng chạy thận nhân tạo
Chiếu sáng chung 100
Khu vực điều trị 500
Khám Nội soi 300
  • Hệ thống chiếu sáng trực đêm trong phòng bệnh nhân cần đảm bảo độ rọi 5 lux trên mặt ngang cách sàn 0,8 m. Các đèn phải bố trí thấp hơn mặt giường, không được gây chói cho bệnh nhân và điều khiển riêng biệt với các hệ thống chiếu sáng khác. Hệ thống chiếu sáng trực đêm trong phòng bệnh nhi phải đảm bảo độ rọi 20
  • Thiết kế chiếu sáng tự nhiên cho công trình bố trí hành lang giữa (có chiều dài không lớn hơn 20 m) có thể lấy ánh sáng từ mọi phía. Hành lang giữa dài hơn 40 m phải được chiếu sáng từ hai phía và có khoang lấy sáng không được nhỏ hơn 3 m cách đầu hồi từ 20 m đến 25
  • Diện tích cửa sổ lấy sáng tự nhiên phải đảm bảo quy định:
  • Đối với phòng bệnh nhân, nhân viên: không nhỏ hơn 20 % diện tích sàn;
  • Đối với các phòng phụ trợ: không nhỏ hơn 15 % diện tích sàn.
    • Hướng mở cửa sổ các gian phòng chủ yếu trong bệnh viện tham khảo phụ lục
    • Trong bệnh viện phải có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố có trị số độ rọi không nhỏ hơn 5 % trị số độ rọi quy định trong Bảng 37 và đảm bảo quy định:
  • Không nhỏ hơn 2 lux với hệ thống đèn chiếu sáng sự cố trong nhà;
  • Không nhỏ hơn 1 lux với hệ thống đèn chiếu sáng sự cố ngoài nhà.

5. Yêu cầu thiết kế hệ thống thông gió – điều hòa không khí

  • Khi thiết kế hệ thống thông gió và điều hòa không khí cho bệnh viện cần có các giải pháp công nghệ, giải pháp kiến trúc và kết cấu một cách hợp lý đảm bảo yêu cầu vệ sinh, tuân thủ các quy định trong TCVN 5687 : 2010 và đảm bảo công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả [9].
  • Cần thiết kế thông gió cơ khí cho các phòng thí nghiệm có sản sinh ra hơi độc, hỗn hợp bụi khí có nguy hiểm về cháy nổ hoặc có lò đốt.

CHÚ THÍCH:

– Đối với các phòng thí nghiệm có thải hơi độc thì bố trí hút hơi tại chỗ bằng các tủ hút hơi. Nơi thoát hơi độc phải bố trí ở chỗ thoáng không ảnh hưởng tới người làm việc hay sinh hoạt.

– Số lần trao đổi không khí của phòng được tính toán theo nồng độ cho phép của hơi độc trong phòng và lượng nhiệt thừa tỏa

  • Phải thiết kế hệ thống quạt trần, thông gió cơ khí cho các khoa, phòng trong bệnh viện.
  • Sảnh đợi, đón tiếp, nơi đăng ký, nơi đăng ký lấy số và nhận/ trả kết quả, khu phụ trợ và hành lang nên sử dụng cả phương pháp thông gió tự nhiên và thông gió nhân tạo.
  • Khu vực bố trí điều hòa không khí cần phân bố theo điều kiện và có thời gian vận hành thích hợp tùy chức năng của từng phòng.
  • Nhiệt độ và độ ẩm trong bệnh viện được quy định trong Bảng 2

Bảng 2 – Nhiệt độ, độ ẩm quy định trong Bệnh viện

 Khu vực  Nhiệt độ (°C)  Độ ẩm (%) Số lần luân chuyển không khí/ giờ (lần/giờ)  Ghi chú
Điều trị tích cực từ 21 đến 24 £ 70 từ 10 đến 15
Kỹ thuật can thiệp từ 20 đến 24 £ 70 từ 10 đến 15
Phòng xét nghiệm, Xquang, siêu âm  

từ 21 đến 26

 

£ 70

 

từ 3 đến 5

Chẩn đoán hình ảnh từ 21 đến 26 £ 70 ³ 6
Phòng mổ, phòng hồi tỉnh hành lang vô khuẩn  

từ 21 đến 24

từ 60 đến

70

 

từ 15 đến 20

Tiền mê, hành lang sạch từ 21 đến 26 £ 70 từ 5 đến 15
Lamina HOT từ 19 đến 22 £ 60 20
 

Khu vực sạch

 

từ 21 đến 26

 

£ 70

 

từ 1 đến 2

Khoa Xét nghiệm
  • Hệ thống thông gió trong khu vực các phòng mổ, phòng đẻ, phòng nhi, phòng vô trùng phái đảm bảo các quy định hiện hành có liên

6. Yêu cầu thiết kế hệ thống khí y tế

Khí y tế nên thiết kế theo hệ thống trung tâm tuân thủ các quy định của ngành y tế.

7. Yêu cầu thiết kế hệ thống điện nhẹ

  • Hệ thống điện nhẹ bố trí trong Bệnh viện bao gồm các loại:
  • Hệ thống điện thoại (bên ngoài, nội bộ);
  • Hệ thống loa truyền thanh (nội bộ);
  • Hệ thống tín hiệu báo cháy, sự cố và bảo vệ;
  • Hệ thống chuông báo, chuông gọi, camera quan sát;
  • Hệ thống truyền hình;
  • Hệ thống kết nối màn hình, mạng nội bộ;
    • Phải thiết kế đồng bộ hệ thống thông tin liên lạc, mạng Internet, phát thanh, truyền hình và tuân theo quy định của các tiêu chuẩn chuyên ngành có liên quan, đáp ứng công suất sử dụng trước mắt và phát triển trong tương
    • Thiết kế lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc, mạng Internet, phát thanh, truyền hình phải đảm bảo an toàn, thuận tiện cho khai thác sử dụng và đấu nối với các dịch vụ của nhà cung cấp, có khả năng thay thế, sửa chữa, phải đảm bảo khoảng cách tới các đường ống kỹ thuật khác.
    • Phải thiết kế hệ thống truyền thanh, truyền hình nội bộ, hướng dẫn thoát hiểm tại khu đón tiếp, khoa Khám bệnh, đơn vị Phẫu thuật, hồi sức và hệ thống chuông báo, chuông gọi nhân viên tại phòng bệnh nhân.
    • Trong phòng Điều trị tích cực cần có hệ thống camera và màn hình để theo dõi tình trạng của bệnh nhân.
    • Tùy theo yêu cầu đặc biệt để thiết kế hệ thống thông tin (truyền hình ảnh và số liệu) từ phòng mổ với bên ngoài và phòng hành chính, đào tạo để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy.
    • Phải có thiết kế và lắp đặt bảng chỉ dẫn (bằng chữ, hình ảnh, âm thanh, điện tử) tại các vị trí thích hợp.

8. Yêu cầu thiết kế phòng cháy, chống cháy

8.1. Khi thiết kế phòng cháy chống cháy phải tuân theo các quy định trong TCVN 2622, đảm bảo an toàn cháy cho nhà và công trình [10] và phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Đối với Bệnh viện đa khoa cao tầng tham khảo TCVN 6160.

8.2. Giới hạn chịu lửa tối thiểu của các cấu kiện và vật liệu xây dựng được quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành về phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình.

8.3. Khoảng cách tối đa từ cửa đi các phòng đến lối thoát nạn gần nhất phải đảm bảo:

Các phòng ở giữa hai lối thoát nạn: không lớn hơn 30 m;

Các phòng có lối ra hành lang cụt: không lớn hơn 25 m;

CHÚ THÍCH: Đối với các không gian rộng, hành lang dài tùy theo yêu cầu cần bố trí cửa ngăn cháy để đảm bảo an toàn.

8.4. Phải có đủ lối tiếp cận từ bên ngoài để các thiết bị chữa cháy tới gần công trình và sử dụng hiệu quả.

Đường cho các xe chữa cháy và xe chữa cháy chuyên dùng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

– Chiều rộng của mặt đường không nhỏ hơn 4,0 m cho mỗi làn xe, Chiều cao của khoảng tĩnh không, không nhỏ hơn 4,25 m;

– Đường cụt dùng cho một làn xe không được dài quá 100 m, cuối đường phải có bãi quay xe. Kích thước bãi quay xe được quy định như sau:

  • Hình tam giác đều có cạnh không nhỏ hơn 17 m, một đỉnh nằm ở đường cụt, hai đỉnh nằm cân đối ở hai bên đường;
  • Hình vuông có cạnh không nhỏ hơn 15 m;
  • Hình tròn, đường kính không nhỏ hơn 15 m;
  • Hình chữ nhật vuông góc với đường cụt, cân đối về hai phía của đường, có kích thước Không nhỏ hơn 5 m x 20 m.

8.5. Trong trường hợp bố trí 2 cầu thang ở cùng một sảnh thì một cầu thang phải có lối thoát trực tiếp với bên ngoài.

8.6. Hành lang, phòng đệm, sảnh phải lắp hệ thống thông gió, hút khói. Những bộ phận của hệ thống này phải làm bằng vật liệu không cháy.

8.7. Khi thang bộ được sử dụng kết hợp làm thang thoát hiểm thì buồng thang phải là buồng thang kín, dùng vật liệu chống cháy có giới hạn chịu lửa 2 h và phải có cửa chống cháy và hệ thống quạt điều áp ngăn khói. Quạt điều áp ngăn khói phải đảm bảo áp lực dương 20 Pa trên mặt tường để chống tràn khói vào trong cầu thang và dễ đóng lại cửa chống cháy.

8.8. Phải thiết kế biển báo ở lối thoát nạn, nơi dễ gây nguy hiểm và được chiếu sáng với độ rọi không nhỏ hơn 1 lux ít nhất là 1,5 h bảo đảm an toàn sử dụng và thoát hiểm.

9. Yêu cầu về thu gom chất thải rắn y tế

9.1. Các loại chất thải khác nhau phải được đựng trong cốc túi/thùng khác nhau. Các túi và thùng đựng này phải tuân theo một hệ thống mã hóa màu sắc để tránh hiện lượng trộn lẫn các loại chất thải với

9.2. Việc phân loại chất thải phải được thực hiện ngay tại nguồn thải.

9.3. Chất thải phải được thu gom hàng ngày hoặc vận chuyển thường xuyên khỏi các khoa phòng.

9.4. Chất thải có thể được tập trung xử lý và tiêu hủy ngay bên trong bệnh viện hoặc vận chuyển tới các nơi xử lý khác bên ngoài bệnh viện.

9.5. Phải có nơi tập trung các chất thải rắn riêng được phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý tuân thủ các quy định về quản lý chất thải rắn y tế [6].

10. Yêu cầu về hoàn thiện công trình

10.1. Sàn

  • Bề mặt sàn phải phẳng, nhẵn, đảm bảo không trơn trượt, chống thấm và dễ cọ rửa. Ở một số khu vực khác, bề mặt sàn còn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
  • Phòng chụp mổ, phòng Xquang; phải chống tĩnh điện, đảm bảo an toàn bức xạ;
  • Các phòng chức năng trong khoa cấp cứu, khoa điều trị tích cực và chống độc: phải chịu được hóa chất, có tính kháng khuẩn và giảm tĩnh điện;
  • Phần tiếp giáp giữa sàn và tường phải đảm bảo dễ cọ rửa, chống bám bụi.

10.2. Tường

  • Bề mặt tường phải được quét sơn, quét vôi đảm bảo vệ sinh và mỹ
  • Bề mặt tường bên trong có yêu cầu vệ sinh, cọ rửa thường xuyên phải được quét sơn hoặc sử dụng vật liệu đảm bảo chống thấm và chống ăn mòn của hóa chất tới độ cao tối thiểu 2,0 m so với mặt sàn.
  • Tường bên trong phòng X quang phải dùng vật liệu cản được tia xạ, đảm bảo an toàn bức xạ ion hóa theo quy định của TCVN 6561 và TCVN
  • Tường bên trong các phòng tạm lưu cấp cứu, điều trị tích cực và chống độc, phòng làm thủ thuật can thiệp, phòng mổ phải hoàn thiện bằng vật liệu chống thấm, chống ăn mòn hóa chất, kháng khuẩn, dễ cọ rửa từ sàn tới trần.
  • Tường bên trong khu vực hàng lang có chuyển cáng, xe và giường đẩy phải gắn thanh chống va đập ở độ cao từ 0,7 m đến 0,9 m tính từ mặt sàn.

10.3. Trần

  • Bề mặt trần phải phẳng, nhẵn, không bám bụi, đảm bảo cách nhiệt, cách âm, chống thấm.
  • Trần bên trong phòng và hành lang của khoa cấp cứu và khoa Điều trị tích cực và chống độc, khoa Phẫu thuật – gây mê hồi sức phải có bề mặt phẳng, nhẵn không bám bụi, kháng khuẩn, bảo ôn và chống thấm.
  • Các phòng, hành lang phải có trần kỹ thuật lắp đặt các thiết bị chiếu sáng, phòng cháy chữa cháy, điều hòa không khí và các thiết bị kỹ thuật khác.

 

  • Trần bên trong phòng Xquang phải dùng vật liệu cản được tia xạ đảm bảo an toàn bức xạ ion hóa tuân theo quy định trong TCVN 6561 và TCVN

10.4. Cửa đi

  • Kích thước đảm bảo yêu cầu sử dụng.
  • Phòng mổ, phòng đỡ đẻ, phòng cấp cứu, phòng chăm sóc tích cực phải được thiết kế cửa hai cánh, bản lề mở hai chiều hoặc đóng mở tự động và phải có chốt, khóa an toàn.
  • Cửa thoát hiểm chính của các khối công trình và khu vực tập trung đông người phải được thiết kế mở ra phía ngoài.
  • Cửa sảnh, cửa phòng phân loại có thể thiết kế dạng đóng mở tự động.
  • Các cửa đi chính có chuyển xe, giường đẩy dùng cửa có bản lề mở 2 chiều.
  • Phòng Xquang phải được thiết kế cửa đẩy ngang có ray treo, đảm bảo an toàn bức xạ ion hóa đảm bảo kín không để lọt tia xạ khi chiếu, chụp. Phải có đèn hiệu biển cảnh báo bức xạ ở bên ngoài phòng chụp.

10.5. Cửa sổ

  • Phải có hệ thống song sắt bảo vệ và lưới chống côn trùng (nếu cần).
  • Các phòng đặt thiết bị Xquang, máy chụp cắt lớp và máy cộng hưởng từ không được thiết kế cửa sổ.

10.6. Nội và ngoại thất

10.6.1. Thiết kế nội và ngoại thất phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Đồng bộ với công nghệ, trang thiết bị và kết cấu chịu lực;
  • Phù hợp tâm sinh lý của bệnh nhân, nhân viên;
  • Bền vững và thuận tiện cho công tác vệ sinh bảo dưỡng thường xuyên;
  • Có biện pháp phòng chống mối mọt cho công trình.

10.6.2. Cây xanh, sân vườn bên ngoài phải được thiết kế quy hoạch phù hợp với hình khối, chức năng sử dụng của công trình như sân đón tiếp, sân vườn đi dạo, dải cây xanh, thảm cỏ cách ly, vườn thuốc y học cổ truyền…

  • Trồng cây xanh, thảm cỏ ở những khoảng trống để tạo môi trường vi khí hậu, cách ly giữa khoa Truyền nhiễm, khoa Quản lý nhiễm khuẩn, khoa Dinh dưỡng và nhà Đại thể với các khối công trình khác.
  • Không trồng các loại cây có nhựa độc, gai và có hoa quả thu hút côn trùng.
  • Phải có khoảng chuyển tiếp rộng từ 1,2 m đến 1,5 m tại lối vào từ sân, vườn lát gạch để không mang theo bụi, đất vào bên trong công trình.
  • Các ao, hồ tự nhiên và tạo cảnh không được dùng làm nơi chứa nước thải.

Xem thêm một số tiêu chuẩn khác trong thiết kế bệnh viện:

Tiêu chuẩn thiết kế phòng sạch Bệnh viện

Tiêu chuẩn khoa khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú

Tiêu chuẩn thiết kế khu điều trị nội trú trong bệnh viện

Tiêu chuẩn thiết kế các khu kỹ thuật nghiệp vụ trong bệnh viện

Tiêu chuẩn thiết kế khu hành chính quản trị trong bệnh viện

Tiêu chuẩn thiết kế khu kỹ thuật hậu cần và dịch vụ tổng hợp

Yêu cầu thiết kế hệ thống kỹ thuật trong bệnh viện

_______

Cát Mộc Healthcare Design CHD hàng đầu tại Việt Nam chuyên về lĩnh vực thiết kế bệnh viện, thiết kế kiến trúc Y tế.

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ BÁO GIÁ CHI TIẾT

Chỉ cần Nhắn tin với chúng tôi ở khung chat bên phải hoặc Liên hệ qua biểu mẫu

Cát Mộc Healthcare Design

Địa chỉ: 436B/6 Ba Tháng Hai, P.12, Q.10, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam.

[H]: 1900 75 75 76

[M]: 0966 68 04 68

Phản ánh chất lượng phục vụ: 0966 68 04 68

Fanpage: Thiết Kế Bệnh Viện


Tải xuống: tại đây

BÀI VIẾT GẦN ĐÂY

Cát Mộc Healthcare Design (CHD) - Thương hiệu chuyên nghiên cứu và thiết kế các công trình bệnh viện, phòng khám và trung tâm y tế tại Việt Nam

BÁO GIÁ TƯ VẤN THIẾT KẾ