preloader image

Các phong cách thiết kế Bệnh viện hiện đại

Phong cách thiết kế bệnh viện hiện đại và các tòa nhà chăm sóc sức khỏe rất đa dạng. Từ các văn phòng chuyên khoa đến các bệnh viện lớn phục vụ hàng nghìn bệnh nhân hàng ngày. Mỗi cơ sở đều là sự kết hợp độc đáo của các chi tiết thiết kế kiến trúc nhằm phục vụ bệnh nhân.

Mặc dù có nhiều điểm khác biệt, nhưng tất cả các cơ sở này đều có một vài điểm chung. Qua quá trình nghiên cứu các kiến trúc sư đã đưa ra ba chi tiết quan trọng:

  1. Thiết kế ngoại thất (Exterior design)
  2. Thiết kế lối vào (Entrance design)
  3. Thiết kế nội thất (Interior design)

3 Yếu tố này rất cần thiết trong quá trình thiết kế bệnh viện và các cơ sở chăm sóc sức khỏe hiện đại. Các kiến trúc thiết kế bệnh viện mới dễ dàng tiếp cận với các bệnh nhân, người nhà bệnh nhân – giúp họ cảm thấy được chào đón, thoải mái, thúc đẩy quá trình chữa bệnh tốt hơn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết từng kỹ thuật thiết kế và chỉ cho nhà đầu tư cách kết hợp chúng vào cơ sở chăm sóc sức khỏe của bạn.

Ảnh: Thiết kế Bệnh viện Đa Khoa Hồng Hưng

Phong cách kiến trúc ngoại thất tốt nhất cho các tòa nhà chăm sóc sức khỏe

Ngay từ giai đoạn thiết kế sơ đồ ban đầu các kiến ​​trúc sư phải suy nghĩ cẩn thận về thiết kế mặt tiền, bố cục vị trí của tòa nhà. Các phong cách kiến ​​trúc ngoại thất hiệu quả nhất cho các tòa nhà chăm sóc sức khỏe là:

  • Organic design (thiết kế hài hòa). Việc thiết kế các tòa nhà hòa vào môi trường xung quanh tạo cảm giác thân thiện với người sử dụng. Hình dạng, màu sắc của tòa nhà phải phù hợp với môi trường xung quanh để loại bỏ ranh giới khác biệt và tạo ra sự kết nối. Ví dụ: HMC Architects thiết kế Trung tâm Y tế Torrance Memorial trên bờ biển California – tạo một mặt tiền cong với mặt trước bằng thủy tinh, kim loại để bắt chước hình dạng của sóng biển.

Torrance Memorial Medical Center - Torrance Memorial Medical Center

Ảnh: Trung tâm Y tế Torrance Memorial

  • Accessible location (vị trí dễ dàng tiếp cận). Các tòa nhà chăm sóc sức khỏe cung cấp các dịch vụ quan trọng cho cộng đồng, vì vậy chúng nên được đặt ở những khu vực thuận tiện dễ dàng tiếp cận. Đặt tòa nhà càng gần phương tiện giao thông công cộng càng tốt, cung cấp các tiện nghi như chỗ đỗ và đường dành cho người đi bộ.
  • Daylight-facing windows (cửa sổ hướng ra ánh sáng trực tiếp). Tòa nhà nên được đặt ở góc hoàn hảo để đón nhiều ánh sáng tự nhiên vào ban ngày. Dễ dàng che chắn một số khu vực của tòa nhà khỏi ánh sáng trực tiếp vào những giờ nóng nhất trong ngày. Tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên vào buổi sáng làm giảm thời gian lưu trú của bệnh nhân và tăng hiệu quả làm việc của nhân viên.
  • Open public access (thiết kế các không gian mở). Cung cấp một vài không gian mở, nơi mà mọi người có thể dễ dàng kết nối và giao tiếp, bệnh nhân dễ dàng tìm kiếm sự hỗ trợ chăm sóc y tế khi họ cần. Chúng tôi đã thiết kế một quảng trường công cộng cho Bệnh viện Thuận Đức của Đại học Y Nam Trung Quốc cho mục đích này. Mọi người có thể tận hưởng không gian hòa hợp với thiên nhiên.

Thiết kế lối vào, cổng chào thuận tiện

Nhiều người cảm thấy lo lắng khi đến bệnh viện và các cơ sở y tế khác. Điều này có thể là do họ có những trải nghiệm không tốt trong quá khứ ở một số bệnh viện khác hoặc họ đang có những vấn đề liên quan đến bệnh tật, chấn thương. Đa phần những người đến bệnh viện đều lo lắng về căn bệnh của họ. Việc thiết kế một cổng chào Bệnh viện tốt giúp họ cảm thấy được chào đón và tạo cảm giác thoải mái hơn. Đối với một số bệnh nhân, họ lo lắng đến mức phải hủy bỏ các cuộc hẹn khám bệnh quan trọng.

Ảnh: Thiết kế Bệnh Viện Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột

Tuy nhiên, khi các kiến ​​trúc sư sử dụng một phong cách thiết kế kiến ​​trúc thân thiện hơn trong thiết kế bệnh viện, sự lo lắng của bệnh nhân được giảm đáng kể khi đến thăm khám, chữa bệnh… Một trong những cách tốt nhất để làm cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn là thiết kế các lối vào dễ tiếp cận, sáng sủa không gian mở. Để thực hiện được điều này, các kiến ​​trúc sư đã đưa ra một số lưu ý như sau:

Chỉ duy nhất một khu vực lễ tân. Việc chỉ có một khu vực lễ tân để tiếp đón bệnh nhân và khách thăm khám giúp cho quá trình làm thủ tục khám bệnh bớt căng thẳng và lộn xộn hơn. Tại Trung tâm Y tế Torrance Memorial, quầy lễ tân là nơi đầu tiên du khách nhìn thấy khi bước qua cửa trước.

  • Cung cấp nhiều tùy chọn đăng ký khám, chữa bệnh. Bao gồm các quầy lễ tân có nhân viên và máy tự làm thủ tục mang đến cho bệnh nhân nhiều sự lựa chọn hơn và có thể giúp những bệnh nhân mới vào bệnh viện dễ dàng tiếp cận, giảm thời gian chờ đợi xếp hàng.
  • Lối đi vào rộng, dễ dàng nhìn thấy từ bên ngoài. Tại Bệnh viện Thuận Đức của Đại học Y Nam, các kiến trúc sư sử dụng hàng cây xanh để hướng tầm mắt từ vỉa hè đến lối vào phía trước. Họ cũng sử dụng mái hiên dẫn lối vào để hướng dẫn du khách vào bên trong.
  • Nhiều nguồn ánh sáng tự nhiên hơn. Cửa kính lớn, cửa sổ kính trong suốt từ trần đến sàn và giếng trời giúp lối vào trông sáng sủa hơn rất nhiều. Nó cũng cho phép người thăm khám, chữa bệnh nhìn thoáng qua bên trong trước khi bước vào sảnh, điều này có thể làm giảm bớt sự lo lắng của họ.

THIẾT KẾ BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ VẠN AN - Kon TumẢnh: Thiết kế Bệnh Viện Đa Quốc Tế Khoa Vạn An

  • Thiết kế các lối rộng. Tiền sảnh nên rộng rãi để cảm giác bớt gò bó hơn.
  • Vị trí đặt đồ thoải mái. Có nhiều loại ghế và bàn khác nhau được đặt khắp sảnh sẽ tạo cảm giác thư giãn cho bệnh nhân và khách đến thăm. Ghế rộng có nhiều vị trí để đồ đạc.
  • Các tác phẩm nghệ thuật nhẹ nhàng. Nghệ thuật, đặc biệt là những bức ảnh hoặc bức tranh về thiên nhiên làm cho lối vào phía trước bớt trống trải và giảm sự đơn điệu.
  • Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng. Khi bạn thiết kế lối vào phía trước của bệnh viện trở nên hấp dẫn và bệnh nhân dễ dàng điều hướng khi đến, bệnh nhân và khách đến thăm sẽ cảm thấy thoải mái hơn, ngay cả trong những tình huống căng thẳng hoặc stress.

Kỹ thuật thiết kế nội thất thúc đẩy hồi phục sức khỏe

Kiến trúc thiết kế nội thất là một phần thiết yếu của thiết kế bệnh viện. Chúng làm cho mọi phòng trong tòa nhà cảm thấy yên bình và thoải mái hơn, đặc biệt là các khu vực tập trung đông bệnh nhân và người nhà của họ.

Ảnh: Thiết kế Bệnh viện Đa Khoa Hồng Hưng

Một thiết kế nội thất chất lượng thực sự đẩy nhanh quá trình chữa bệnh và mang lại kết quả tốt hơn cho bệnh nhân. Một số tính năng của kiến trúc nội thất có lợi nhất cho sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân bao gồm:

  • Chất liệu mềm mại, thoải mái. Tất cả đồ nội thất và giường ngủ nên được làm từ vải có khả năng chống vết bẩn nhưng vẫn giữ được sự mềm mại khi chạm vào. Giúp bệnh nhân thoải mái, họ hồi phục nhanh hơn và cảm thấy tốt hơn.
  • Ánh sáng ban ngày. Ánh sáng tự nhiên có nhiều lợi ích sức khỏe đã được chứng minh. Phòng bệnh và khu vực chờ đều nên có cửa sổ lớn hoặc giếng trời để đón nhiều ánh sáng tự nhiên nhất có thể. Bạn cũng có thể sử dụng kính mờ để bảo vệ sự riêng tư của bệnh nhân mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ nguồn sáng.
  • Tường sáng màu. Các bức tường màu trắng hoặc màu kem tạo cảm giác sạch sẽ, đây cũng là màu phản chiếu ảnh sáng hỗ trợ tăng cường ánh sáng ban ngày trong không gian kín.
  • Màu sắc tự nhiên. Cách phối màu tốt nhất là việc sử dụng các màu có trong tự nhiên như xanh da trời, xanh lá cây hoặc nâu gỗ. Tại Trung tâm Y tế Torrance Memorial, các kiến trúc sư đã sử dụng các chi tiết kim loại phản chiếu để mô phỏng bầu trời trong xanh của California. Họ cũng sử dụng đồ nội thất bằng gỗ và các bức tường có kết cấu để làm cho kiến trúc tòa nhà có cảm giác nhẹ nhàng và yên bình hơn.
  • Vệ sinh hành lang sạch sẽ. Các tòa nhà chăm sóc sức khỏe được thiết kế tốt không có những hình ảnh lộn xộn không cần thiết. Mọi chi tiết thiết kế nội thất đều có chủ đích, từ đồ đạc đến tác phẩm nghệ thuật. Điều này làm cho không gian trông sạch sẽ và có tổ chức. Tuy nhiên, để tránh làm cho không gian trông quá cứng ngắc, chúng tôi sử dụng các kết cấu và màu sắc khác nhau trong mỗi phòng nhằm tạo ra một tòa nhà trông hấp dẫn nhưng không quá rối rắm.

Ảnh: Thiết kế Bệnh viện Sản Phụ Khoa 400

Phong cách kiến ​​trúc bên trong của một bệnh viện phụ thuộc vào dịch vụ cung cấp của bệnh viện đó.

Ví dụ: Nếu cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc dài hạn cho bệnh nhân đang hồi phục, thì các phòng bệnh phải chứa tất cả các tiện nghi mà họ có thể nhận được như ở nhà. Các phòng khác không cần thiết kế quá cầu kỳ nhưng vẫn nên có màu sắc nhẹ nhàng, tự nhiên và nhiều ánh sáng.

Tìm ra phong cách kiến trúc tốt nhất cho các tòa nhà chăm sóc sức khỏe

Khi nói đến việc lựa chọn phong cách kiến trúc phù hợp cho bệnh viện, các nhà đầu tư có thể lựa chọn dựa vào các tiêu chí mà chúng tôi đã cung cấp ở trên. Các bệnh viện là độc lập, không có hai bệnh viện nào hoạt động theo cùng một cách, vì vậy các kiến trúc sư chuyên môn phải tính đến yếu tố này khi họ tiến hành thiết kế bệnh viện.

Các cơ sở y tế hiện đại ngày càng hướng tới cộng đồng, họ cung cấp thêm nhiều dịch vụ chuyên biệt hơn cho bệnh nhân. Để đáp ứng những kỳ vọng này các kiến trúc sư phải tiếp cận một cách sáng tạo trong quá trình thiết kế. Chúng làm cho các cơ sở chăm sóc sức khỏe trông giống như một ngôi nhà ấm cúng hơn là bệnh viện.

Cát Mộc Healthcare Design CHD hàng đầu tại Việt Nam chuyên về lĩnh vực thiết kế bệnh viện, thiết kế kiến trúc Y tế.

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ BÁO GIÁ CHI TIẾT

Cát Mộc Healthcare Design

Địa chỉ: 436B/6 Ba Tháng Hai, P.12, Q.10, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam.

[H]: 1900 75 75 76

[M]: 0966 68 04 68

Phản ánh chất lượng phục vụ: 0966 68 04 68

Tham khảo: healthcare-management-degree.net

BÀI VIẾT GẦN ĐÂY

Cát Mộc Healthcare Design (CHD) - Thương hiệu chuyên nghiên cứu và thiết kế các công trình bệnh viện, phòng khám và trung tâm y tế tại Việt Nam

BÁO GIÁ TƯ VẤN THIẾT KẾ