preloader image

Kiến trúc bệnh viện tác động đến cuộc sống bệnh nhân như thế nào?

Theo một nghiên cứu, cách bố trí không giankiến trúc bệnh viện có tác động trực tiếp đến bệnh nhân. Ngày nay xu hướng mới về thiết kế bệnh viện nói riêng và các cơ sở y tế nói chung đang bỏ dần các không gian đơn điệu, thay vào đó là việc tăng cường màu sắc, ánh sáng trong thiết kế. Bằng cách này, không gian sẽ tác động tích cực đến tâm trạng và cơ thể của bệnh nhân thông qua trải nghiệm. Trên thực tế, nếu bệnh nhân có tâm trạng tốt thì có thể giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng và quá trình điều trị đạt hiệu quả cao hơn.

THIẾT KẾ BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ VẠN AN - Kon TumThiết kế Bệnh viện Đa khoa Vạn An

Trước đây, thiết kế công trình bệnh viện tập trung nhiều vào việc cung cấp các dịch vụ y tế cho bệnh nhân hơn là tập trung vào cảm nhận của họ khi sử dụng dịch vụ. Ngày nay càng nhiều quyết định mới được đưa ra trong quá trình thiết kế, thực hiệnvận hành đã mang đến hiệu quả cao nhất định về dịch vụ trong các lĩnh vực khác nhau của bệnh viện. Những công trình thiết phù hợp vừa đảm bảo tính mỹ quan vừa đảm bảo chức năng của tòa nhà.

Các đặc điểm khác trong kiến trúc bệnh viện như ánh sáng tự nhiên (natural light), khung cảnh thiên nhiên (natural scenes), phòng ốc sạch sẽ (calm) và không gian yên tĩnh (clean) cũng góp phần mang lại trải nghiệm tích cực cho bệnh nhân. Các nghiên cứu sâu về kiến trúc bệnh viện đã chứng minh việc mang thiên nhiên đến với không gian bệnh viện sẽ mang đến trải nghiệm tốt cho bệnh nhân với các khu vườn ngoài trời; những không gian thoáng nhìn ra bên ngoài tận hưởng ánh sáng tự nhiên, cảnh quan.

Mặt khác, việc kiến trúc thiết kế không phù hợp với bệnh nhân sẽ làm cho họ rơi vào trạng thái căng thẳng, buồn bãdễ bị tổn thương. Ưu tiên hàng đầu của kiến trúc bệnh viện là tạo ra một môi trường thư giãn. Nhiều chứng minh đã chỉ ra rằng nếu giảm căng thẳng thời gian điều trị của bệnh nhân sẽ được rút ngắn.

Kiến trúc y tế nói chung và kiến trúc bệnh viện nói riêng đã trải qua một sự thay đổi lớn theo thời gian về trọng tâm chức năng. Các kỹ sư và kiến trúc sư mong muốn mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho bệnh nhân chứ không đơn thuần là một nơi để chữa bệnh. Mục tiêu cuối cùng là cải tiến các quy trình vận hành nội bộ của bệnh viện; cùng tham vấn những góp ý để mang lại hiệu quả cao nhất, cải thiện về chất lượng thông qua trải nghiệm của bệnh nhân. Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình thiết kế kiến trúc bệnh viện:

Tiết kiệm năng lượng và hiệu quả

Tầm quan trọng trong việc xây dựng cấu trúc bệnh viện nhằm sử dụng năng lượng một cách hiệu quả. Việc này giúp giảm chi phí cho bệnh viện và thúc đẩy bảo vệ môi trường thông qua việc giảm thiểu chất thải.

Hiện tại các dự án bệnh viện đều thiết kế dựa trên quy trình thiết kế tòa nhà tích hợp (Integrated Building Design). Tích hợp giữa con người, cơ cấu hoạt động và quy trình từ giai đoạn thiết kế đến giai đoạn vận hành, bảo trì tòa nhà. Điều này giúp đạt được mục tiêu về hiệu quả và tiết kiệm được phần lớn năng lượng; giảm thiểu tối đa chi phí bảo dưỡng, bảo trì

Thiết kế Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh

Cần phải lưu ý rằng, một bệnh viện hoạt động tốt là một bệnh viện phải đảm bảo được sự tiện nghi cho người sử dụng. Thiết kế đảm bảo tiện nghi được xem là tiêu chuẩn hàng đầu và sẽ được xác định trước tiên trong quá trình thiết kế bệnh viện. Thứ hai, thiết kế bệnh viện phải đáp ứng về kiểu dáng, sự phân bổ về thể tích của các không gian; ngoài ra cần phải đảm bảo về tính bền vững, độ tin cậy, an ninh…

VD: Trần nhà thấp cũng giúp giảm mức tiêu thụ điện năng; sử dụng năng lượng mặt trời cho hệ thống nước nóng giúp tiết kiệm một lượng lớn điện năng.

Di chuyển tiện lợi

Mỗi ngày, bệnh viện phải tiếp cận một lượng lớn bệnh nhân chưa kể đội ngũ bác sĩ, y tá và người nhà bệnh nhân. Chắc chắn rằng thiết kế tòa nhà phải dễ dàng kết nối và dễ dàng tiếp cận bằng các phương tiện công cộng; có lối đi riêng thuận tiện cho việc đi bộ hoặc di chuyển bằng xe đạp để giảm thiểu mức sử dụng năng lượng cần thiết trong việc di chuyển giữa các tòa nhà.

Thiết kế Bệnh viện Đa khoa An Phú

Sự điều tiết ánh sáng và không khí

Máy điều hòa và đèn là một trong những vật dụng sử dụng năng lượng cao nhất, việc kiểm soát và tối ưu cũng sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được phần lớn năng lượng sử dụng. Việc tích hợp hệ thống làm mát bằng năng lượng mặt trời trong giai đoạn thiết kế sẽ giúp giảm nhu cầu điều hòa không khí của tòa nhà. Tương tự việc có cửa sổ lớn đối với các tòa nhà không quá rộng cho phép tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên bên trong. Việc sử dụng ánh sáng tự nhiên có thể tăng khả năng phục hồi của bệnh nhân.

Thiết kế Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh

Tính mở rộng

Trong quá trình thiết kế kiến trúc bệnh viện dù ở trong hay ngoài trời đều phải được nghiên cứu cẩn thận. Kiến trúc công trình phải đảm bảo có thể tiếp cận, cho phép mở rộng và sửa đổi một cách linh hoạt. 

Tính cá nhân hóa

Ngày nay, bệnh nhân là trung tâm của việc chăm sóc sức khỏe, tính cá nhân hóa và tính nhân văn được đưa lên hàng đầu. Ngoài việc đảm bảo cho bệnh nhân phục hồi ổn định về thể chất còn phải xem xét môi trường cảm xúc cũng như trải nghiệm của bệnh nhân đối với môi trường xung quanh họ.

Thiết kế Bệnh viện Bác sĩ gia đình Đà Nẵng

Để có được những kiến thức và hiểu rõ hơn về ngành, các kiến trúc sư phải tham vấn trực tiếp từ những người trong hệ sinh thái bệnh viện (bệnh nhân, bác sĩ, y tá…).

Bài viết tương tự:

5 Tiêu chí không thể thiếu khi chọn một công ty thiết kế bệnh viện

5 Yếu tố chính trong việc lập kế hoạch thiết kế bệnh viện

Cát Mộc Healthcare Design CHD hàng đầu tại Việt Nam chuyên về lĩnh vực thiết kế bệnh viện, thiết kế kiến trúc Y tế.

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ BÁO GIÁ CHI TIẾT

Cát Mộc Healthcare Design

Địa chỉ: 436B/6 Ba Tháng Hai, P.12, Q.10, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam.

[H]: 1900 75 75 76

[M]: 0966 68 04 68

Phản ánh chất lượng phục vụ: 0966 68 04 68

BÀI VIẾT GẦN ĐÂY

Cát Mộc Healthcare Design (CHD) - Thương hiệu chuyên nghiên cứu và thiết kế các công trình bệnh viện, phòng khám và trung tâm y tế tại Việt Nam

BÁO GIÁ TƯ VẤN THIẾT KẾ